Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Giải đáp thắc mắc: Ung thư vòm họng thường gặp ở độ tuổi nào?

Ngày 07/08/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Ngày nay, các bệnh lý liên quan đến tai, mũi, họng đang có xu hướng gia tăng và ung thư vòm họng là một trong số đó. Vậy ung thư vòm họng là gì và có thể điều trị được không? Ung thư vòm họng thường gặp ở độ tuổi nào và những ai dễ bị ung thư vòm họng.

Ung thư vòm họng thường gặp ở độ tuổi nào? Ung thư vòm họng có thể gây ra những biến chứng gì? Đây đang là nỗi băn khoăn của rất nhiều độc giả hiện nay. Bạn đọc hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu ở bài biết ngay dưới đây nhé!

Tổng quan về ung thư vòm họng

Ung thư vòm họng là căn bệnh vô cùng nguy hiểm và là một trong những dạng ung thư phổ biến nhất nước ta trong những năm vừa qua. Theo thống kê, tỷ lệ người mắc ung thư vòm họng lên đến 12% trên tổng số các ca mắc ung thư. Đây là một con số khá lớn so với tỷ lệ mắc các bệnh ung thư khác.

Ung thư vòm họng là bệnh phát triển tại họng, xảy ra khi có sự tăng sinh bất thường các tế bào vảy lót ở vòm họng bao gồm ung thư hạ hầu, ung thư mũi hầu và ung thư hầu họng.

Các triệu chứng của ung thư vòm họng thường rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý đường hô hấp khác. Đây chính là lý do khiến nhiều người bệnh chủ quan và thường phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn. Các kết quả thống kê cho thấy có đến 70% người bệnh mắc ung thư vòm họng phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn. Điều này gây cản trở rất lớn đến việc điều trị.

Thực tế cho thấy, yếu tố quyết định đến hiệu quả điều trị ung thư vòm họng nói riêng và ung thư nói chung là phát hiện bệnh sớm và nguyên nhân gây bệnh. Tỷ lệ chữa khỏi ung thư vòm họng ở mỗi giai đoạn là khác nhau. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, các triệu chứng của bệnh thường không rõ ràng nên hầu hết người bệnh ung thư vòm họng chỉ phát hiện bệnh khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn cuối. Dù vậy, bạn cần nghĩ ngay đến xét nghiệm ung thư vòm họng và đến ngay các cơ sở y tế để kiểm tra nếu nhận thấy các biểu hiện sau:

  • Đau họng kéo dài trên 1 tuần và điều trị bằng thuốc không hiệu quả.
  • Tắc mũi và ngạt mũi kéo dài.
  • Ho dai dẳng và có đờm, thậm chí ho ra máu.
  • Suy giảm thính lực, ù tai.
  • Khó nghe, khó nói, khó thở, khó nuốt, bị chảy máu cam đột ngột.
  • Khu vực vòm họng nổi hạch bất thường kèm theo các cơn đau nửa đầu.
  • Triệu chứng toàn thân như mệt mỏi, xanh xao, ăn uống kém và sụt cân.
Giải đáp thắc mắc: Ung thư vòm họng thường gặp ở độ tuổi nào? 1
Đau họng kéo dài là dấu hiệu cảnh báo ung thư vòm họng

Ung thư vòm họng thường gặp ở độ tuổi nào?

Ung thư vòm họng là căn bệnh quái ác, lấy đi sinh mạng của rất nhiều người. Chính vì thế mỗi khi nhắc đến ung thư vòm họng, nhiều người không khỏi sợ hãi trước những hậu quả nghiêm trọng mà căn bệnh này gây ra. Vậy ung thư vòm họng thường gặp ở độ tuổi nào?

Trên thực tế, bất kỳ ai cũng có nguy cơ mắc ung thư vòm họng và độ tuổi từ 30 - 55 tuổi là độ tuổi thường mắc ung thư vòm họng với tỷ lệ mắc lên đến 70% trên tổng số ca. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, tỷ lệ mắc ung thư vòm họng ở nam giới cao gấp 2,5 lần so với nữ giới.

Bên cạnh câu hỏi ung thư vòm họng thường gặp ở độ tuổi nào thì ai dễ bị ung thư vòm họng cũng đang là vấn đề được nhiều đọc giả quan tâm.

Hiện nay, nguyên nhân chính xác gây ung thư vòm họng vẫn chưa được xác định, song các nghiên cứu chỉ ra rằng một số đối tượng dễ mắc ung thư vòm họng bao gồm:

  • Người nhiễm virus Epsstein - Barr.
  • Người thường xuyên sử dụng các chất kích thích và đồ uống có cồn như bia, rượu, thuốc lá…
  • Những đối tượng ăn quá nhiều loại đồ ăn lên men như dưa muối, cà muối…
  • Người thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất độc hại như khói sơn, khói diesel, bụi gỗ…
  • Người có tiền sử gia đình có thành viên mắc ung thư vòm họng trước đó.
Giải đáp thắc mắc: Ung thư vòm họng thường gặp ở độ tuổi nào? 2
Ung thư vòm họng thường gặp ở độ tuổi nào

Ung thư vòm họng được chẩn đoán và điều trị như thế nào?

Sau khi đã biết được ung thư vòm họng thường gặp ở độ tuổi nào, nhiều độc giả không khỏi băn khoăn làm sao để chẩn đoán ung thư vòm họng và điều trị ung thư vòm họng ra sao.

Chẩn đoán ung thư vòm họng

Khi phát hiện những triệu chứng với tính chất đặc trưng kể trên, bạn cần đi khám và tầm soát ung thư vòm họng. Trong quá trình thăm khám, người bệnh cần mô tả rõ các triệu chứng gặp phải, đặc biệt là triệu chứng phân biệt liên quan đến ung thư vòm họng để hỗ trợ bác sĩ phát hiện cũng như đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Một số phương pháp hỗ trợ chẩn đoán ung thư vòm họng bao gồm:

  • Thăm khám lâm sàng: Các bác sĩ sẽ quan sát người bệnh từ đầu tới cổ để kiểm tra các hạch sau đó thăm khám các cơ quan trong miệng như vòm họng, lưỡi…
  • Nội soi vòm họng: Bác sĩ sử dụng dụng cụ nội soi chuyên dụng để phát hiện các bất thường trong vòm họng. Thông qua hình ảnh nội soi thu được, các bác sĩ có thể dễ dàng quan sát được vị trí cũng như kích thước của khối u.
  • Chụp X-quang: Hình ảnh chụp X-quang thu được giúp xác định được các thông tin liên quan đến khối u như hình dạng, kích thước, mức độ tác động đến các mô mềm…
  • Chụp CT cắt lớp và siêu âm: Có thể được chỉ định thay thế chụp X-quang.

Điều trị ung thư vòm họng

Căn cứ vào từng giai đoạn của bệnh cũng như tình trạng sức khỏe của người bệnh mà các bác sĩ sẽ lựa chọn và đưa ra các phác đồ điều trị phù hợp. Một số phương pháp điều trị ung thư vòm họng được áp dụng phổ biến hiện nay, bạn đọc có thể tham khảo:

  • Xạ trị: Đây là một trong những biện pháp điều trị ung thư vòm họng phổ biến. Bằng việc sử dụng tia X năng lượng cao hoặc một số loại tia khác, xạ trị giúp ức chế sự phát triển, thậm chí là tiêu diệt các tế bào ung thư.
  • Hóa trị: Hóa trị là phương pháp điều trị ung thư sử dụng thuốc viên dạng uống hoặc tiêm truyền qua đường tĩnh mạch để tiêu diệt hoặc ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư.
  • Liệu pháp trúng đích: Phương pháp này điều trị ung thư vòm họng bằng cách sử dụng thuốc để tấn công các tế bào ung thư đặc hiệu từ đó ngăn chặn con đường phát triển cũng như xâm lấn của các tế bào ung thư và tiêu diệt các tế bào này.
  • Phẫu thuật: Đây là phương pháp điều trị có thể thực hiện ở tất cả các giai đoạn của bệnh. Mục đích của phương pháp này là cắt bỏ khối u hoặc hạch vùng cổ cùng một số mô lành xung quanh. Sau phẫu thuật, người bệnh có thể được điều trị tiếp bằng phương pháp hóa trị và xạ trị.
Giải đáp thắc mắc: Ung thư vòm họng thường gặp ở độ tuổi nào? 3
Người bệnh mắc ung thư vòm họng có thể điều trị bằng phương pháp phẫu thuật

Phương pháp phòng ngừa ung thư vòm họng

Phòng ngừa ung thư chính là chìa khóa giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa ung thư nói chung và ung thư vòm họng nói riêng, bạn đọc có thể tham khảo:

  • Duy trì lối sống và thói quen ăn uống khoa học, lành mạnh.
  • Tránh các yếu tố nguy cơ gây ung thư như thuốc lá, rượu, bia…
  • Điều trị tổn thương tiền ung thư nếu như phát hiện vấn đề này trong các đợt khám sàng lọc và khám sức khỏe định kỳ.
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao góp phần nâng cao sức đề kháng, chống lại bệnh tật.
  • 3 - 6 tháng đi khám sức khỏe định kỳ 1 lần.
Giải đáp thắc mắc: Ung thư vòm họng thường gặp ở độ tuổi nào? 4
Tập luyện thể dục thể thao đều đặn là một trong những biện pháp phòng ung thư vòm họng

Trên đây là toàn bộ thông tin xoay quanh căn bệnh ung thư vòm họng mà Nhà thuốc Long Châu đã tổng hợp để chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng qua bài viết này bạn đọc sẽ có được cái nhìn chính xác hơn về căn bệnh quái ác này đồng thời trả lời được câu hỏi ung thư vòm họng thường gặp ở độ tuổi nào? Cảm ơn bạn đã luôn tin tưởng và sát cánh cùng Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm: Những hình ảnh ung thư vòm họng giai đoạn đầu

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm