Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bộ xương với chức năng chính là nâng đỡ cơ thể, tạo nên bộ khung bảo vệ các cơ quan ở bên trong. Bên cạnh đó, chúng còn kết hợp với cơ để tạo nên quá trình vận động, đi lại. Tuy nhiên, khi về già, độ cứng chắc, độ linh hoạt của bộ xương sẽ giảm đi đáng kể. Vậy thì tại sao người già dễ bị gãy xương?
Khi người ta già đi, xương cũng sẽ dễ gãy hơn do bắt đầu giảm mật độ. Đặc biệt là đối với những người trên 50 tuổi, loãng xương luôn là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Bởi chúng không chỉ khiến xương dễ gãy hơn mà còn kéo dài thời gian hồi phục sau chấn thương. Dưới đây, nhà thuốc Long Châu sẽ giải đáp: Vì sao người già dễ bị gãy xương?
Khung xương có vai trò chính là hỗ trợ và tạo nên khung cấu trúc cho cơ thể. Khớp là nơi các xương kết hợp với nhau. Chúng cho phép khung xương linh hoạt để đáp ứng các di chuyển của cơ thể. Hầu hết tất cả mọi người đều phải đối diện với tình trạng mất khối lượng hoặc là giảm mật độ xương khi già đi. Đặc biệt là đối với phụ nữ sau khi mãn kinh. Xương sẽ mất canxi và các khoáng chất khác nên trở nên dễ gãy hơn so với trước đó.
Cột sống được tạo thành từ các đốt sống. Giữa hai đốt sống sẽ có một lớp đệm giống như gel được gọi là đĩa đệm. Khi lão hóa, phần thân đốt sống này sẽ trở nên dẹp hơn do những đĩa đệm mất dần phần chất lỏng. Đốt sống cũng mất đi một số thành phần khoáng chất, làm cho mỗi xương càng mỏng hơn.
Vòm bàn chân cũng trở nên kém rõ ràng hơn, khiến cho chiều cao giảm đi một chút. Các xương dài của cánh tay và chân dần giòn hơn do mất các chất khoáng, tuy nhiên chúng không thay đổi về chiều dài. Điều này khiến cho cánh tay và chân trông dài hơn bình thường.
Các khớp trở nên cứng và kém linh hoạt hơn do dịch khớp giảm, các sụn bắt đầu cọ xát với nhau và dần trở nên mòn đi. Bên cạnh đó là các vi khoáng chất dần lắng đọng bên trong và xung quanh một số khớp gây nên hiện tượng vôi hóa. Điều này thường xuất hiện phổ biến nhất xung quanh khớp vai.
Khi già đi, tình trạng viêm khớp sẽ tăng cao
Nguyên nhân chính của tình trạng này có thể kể đến là do tình trạng loãng xương. Đây là một bệnh lý phổ biến, đặc biệt là đối với đối tượng phụ nữ lớn tuổi. Phối hợp cùng với quá trình thoái hóa dẫn đến nguy cơ gãy xương cao hơn. Ngoài ra, loãng xương ở người già cũng có thể làm tăng thêm nguy cơ chấn thương do thay đổi về dáng đi, tư thế không ổn định hoặc dễ mất thăng bằng.
Đối với những người lớn tuổi, chức năng của hệ tiêu hóa không ổn định cũng có thể dẫn đến tình trạng không đảm bảo về nhu cầu dinh dưỡng. Khiến cho khả năng lành vết thương nói chung hay khả năng lành xương nói riêng đều không được duy trì ở mức tốt như đối với người trẻ tuổi. Quá trình lành xương có thể diễn ra chậm hơn rất nhiều, chất lượng can xương yếu, nguy cơ tái gãy cao.
Bên cạnh đó, khả năng bị gãy xương cũng tăng lên nếu như bạn mắc phải các bệnh lý xương khớp khác như viêm khớp dạng thấp hoặc có dùng một số loại steroid nhất định. Đối tượng thừa cân béo phì, hút thuốc lá hay lạm dụng đồ uống có cồn. Bên cạnh đó, những người gặp phải tình trạng rối loạn nội tiết tố, chẳng hạn như bệnh tiểu đường hoặc là mãn kinh sớm cũng có nguy cơ gãy xương rất cao.
Loãng xương chính là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng gãy xương ở người già
Chi trên là nơi dễ bị gãy xương ở người già
Thay đổi môi trường sống sao cho phù hợp với sức khỏe người già. Cụ thể như: giữ nhà cửa thông thoáng, nền nhà và thảm chùi chân lựa chọn loại chống trơn, nhà vệ sinh nên xây dựng gần phòng ngủ.
Trong nhà trang bị đầy đủ ánh sáng, không thả các loại súc vật như chó, mèo trong nhà. Ngoài ra, người già cũng cần sử dụng các loại giày dép phù hợp, có thể trạng bị thêm dụng cụ trợ hỗ trợ đi lại (nhất là đối với những người mắt kém, khớp thoái hóa, yếu cơ).
Người già nên sử dụng một số dụng cụ hỗ trợ đi lại để đảm bảo an toàn
Tăng tập luyện, duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý để tránh té ngã. Tập luyện có thể làm tăng cường sức mạnh của cơ, cải thiện khả năng thăng bằng cũng như dáng đi. Trong đó, tập dưỡng sinh là một yếu tố tích cực, thường xuyên tập thể dục, đi bộ, bơi lội,... là những hình thức hợp lý có thể áp dụng.
Bên cạnh đó, chế độ ăn uống, bồi bổ cũng đóng vai trò rất quan trọng. Trong đó, canxi và vitamin D chính là những thành phần quan trọng nhất đối với sức khỏe hệ xương khớp. Do đó, nên xem xét bổ sung những viên uống này.
Luyện tập thể dục thể thao hằng ngày cũng giúp hệ xương khớp khỏe hơn
Trên đây chính là những giải đáp của chúng tôi cho thắc mắc: tại sao người già dễ bị gãy xương. Tóm lại, bên cạnh yếu tố độ tuổi thì nguy cơ gãy xương cũng tăng lên nếu bạn mắc phải các bệnh lý xương khớp, do thừa cân béo phì, hút thuốc lá hoặc là lạm dụng những đồ uống có cồn. Hãy lưu ý tránh những điều trên để có một hệ xương khớp khỏe mạnh nhé!
Xem thêm:
Thảo My
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.