Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Gãy xương chậu ở người già và những điều cần lưu ý 

Ngày 09/11/2022
Kích thước chữ

Gãy xương chậu ở người già là một trong những chấn thương rất thường gặp, đặc biệt ở đối tượng trên 65 tuổi, với tỷ lệ phụ nữ chiếm 80%. Gãy xương chậu có thể gây ảnh hưởng nặng nề đến việc di chuyển của người cao tuổi.

Gãy xương chậu ở người cao tuổi thường gặp phải do tai nạn sinh hoạt, đặc biệt là tình trạng té ngã khi di chuyển. Loại gãy xương này chiếm tỉ lệ cao nhất trong những chấn thương gãy xương ở người cao tuổi. Dưới đây chính là vài nét về tình trạng gãy xương chậu ở người cao tuổi và những điều cần đặc biệt lưu ý. 

Gãy xương chậu ở người già có nguy hiểm không?

Do có thể dẫn đến một vài biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe mà gãy xương chậu ở người già được đánh giá là một trong những chấn thương cần đặc biệt lưu ý. Nguy cơ tử vong sau 1 năm gãy xương chậu ở người cao tuổi có thể lên đến 12 - 37%. Nguy cơ này đặc biệt tăng cao đối với những bệnh nhân có nhiều bệnh lý khác đi kèm như: Tri giác lú lẫn, không điều trị phẫu thuật, và bệnh nhân không thể tự mình di chuyển được.

Một số biến chứng có thể gặp phải do không di chuyển trong thời gian dài ở bệnh nhân gãy xương chậu có thể kể đến như:

  • Tạo cục máu đông ở chân hoặc là ở phổi.
  • Viêm phổi.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Loét do tì đè.

Một bệnh nhân lớn tuổi cũng dễ bị tái gãy do nguy cơ té ngã tăng cao.

Gãy xương chậu ở người già và những điều cần lưu ý 1

Tình trạng gãy xương chậu ở người già 

Những yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng gãy xương chậu ở người già

Do nguy cơ của tình trạng té ngã tăng theo tuổi, chính vì vậy khoảng 95% những trường hợp gãy xương chậu là do té. Bên cạnh đó, sự mất phối hợp vận động cũng có thể dẫn tới té ngã, nguyên nhân chủ yếu là do giảm tầm nhìn, giảm khả năng giữ thăng bằng. Khi té thì người già rất dễ bị gãy xương do xương đã trở nên yếu và nguy cơ loãng xương cao.

Những yếu tố nguy cơ có thể gây ra tình trạng gãy xương chậu ở người già bao gồm:

Tuổi cao

Từ 65 tuổi trở lên, những người có nguy cơ gãy xương chậu càng gia tăng dần theo tuổi. Độ tuổi trung bình ở những người già bị gãy xương chậu là khoảng 80 tuổi.

Loãng xương

Tình trạng loãng xương làm cho xương dần trở nên yếu hơn, dễ bị gãy.

Gãy xương chậu ở người già và những điều cần lưu ý 2

Loãng xương làm tăng tỷ lệ gãy xương chậu ở người già 

Giới tính

Nữ giới dễ bị loãng xương hơn nam, do đó nguy cơ gãy xương cũng cao hơn.

Thuốc

Nhiều loại thuốc có thể gây ra tình trạng chóng mặt, buồn ngủ nên có thể làm tăng nguy cơ té ngã. Những thuốc khác như prednisone còn có thể làm xương yếu, dễ gãy.

Rối loạn dinh dưỡng

Trẻ thiếu dinh dưỡng lúc nhỏ cũng có thể dẫn đến tăng thêm nguy cơ gãy xương khi về già. Do đó, việc giữ một chế độ ăn uống lành mạnh, cung cấp đủ lượng calcium và vitamin D là vô cùng quan trọng.

Lối sống không năng động, ít vận động

Không tập thể dục đầy đủ còn có thể dẫn đến tình trạng cơ và xương yếu, tăng nguy té ngã cũng như gãy xương.

Một số những bệnh lý khác

Một số bệnh lý như tiểu đường, ưu năng tuyến giáp, hoặc các bệnh đường ruột có thể làm cho xương suy yếu. Một số triệu chứng khác như suy giảm tâm thần, sa sút trí tuệ, đột quỵ, Parkinson có thể làm tăng nguy cơ té ngã cũng gãy xương chậu ở người già.

Gãy xương chậu ở người già và những điều cần lưu ý 3

Một số bệnh lý có thể làm tăng nguy cơ gãy xương chậu 

Rượu, thuốc lá

Hút thuốc lá và uống rượu, bia, chất kích thích có thể làm cho xương suy yếu.

Môi trường nhà cửa, sinh sống không an toàn

Trong môi trường sinh sống có thể tiềm tàng một số nguy cơ gây ra vấp ngã như: quăng thảm, dây điện bừa bộn, lẫn lộn trong các loại đồ đạc không cố định cùng với môi trường trong nhà không đủ sáng, sàn tắm trơn trượt,... cũng có thể làm tăng nguy cơ té ngã cũng như gãy xương cho người già.

Đã từng có tiền sử gãy xương trước đó

Một số người đã từng bị gãy xương chậu trước đó thì nguy cơ gãy xương bên còn lại cũng cao hơn.

Phương pháp dự phòng sau gãy xương chậu ở người già

Sau khi gãy xương chậu, người bệnh cần có những phương pháp dự phòng, có thể kể đến như sau:

  • Vận động: Người bệnh sau khi bị gãy xương chậu cần chú ý đến quá trình vận động. Trong quá trình điều trị cần nghỉ ngơi hoàn toàn. Khi bệnh đã dần khỏi, người bệnh có thể bắt đầu luyện tập vận động nhẹ nhàng bằng những bài tập như đi lại bằng nạng, hạn chế việc đứng quá lâu, leo cầu thang cũng như tránh làm việc nặng.
  • Dinh dưỡng: Người bệnh cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trong chế độ ăn uống của mình hàng ngày. Đặc biệt là những thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, canxi,… rất tốt cho cơ thể, đặc biệt là đối với những người mới bị gãy xương.

Bên cạnh đó, người bệnh sau khi bị gãy xương chậu cũng cần chú ý theo dõi tình trạng sức khỏe và tái khám định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ.

Gãy xương chậu ở người già và những điều cần lưu ý 4

Cần vận động hợp lý để nâng cao khả năng hồi phục của xương 

Cách phòng ngừa gãy xương chậu ở người già hiệu quả

  • Đảm bảo môi trường trong nhà sạch sẽ, thoáng mát để tránh trơn trượt, té ngã. 
  • Đảm bảo tất cả các phòng, các nơi trong nhà đều ngủ đủ sáng
  • Ánh sáng không nên quá mờ hoặc là quá chói. Các công tắc điện cần được đảm bảo để ở nơi dễ tiếp cận.
  • Thu gọn hoặc là gỡ bỏ những tấm thảm để phòng ngừa vấp ngã.
  • Đảm bảo phòng tắm an toàn bằng cách thêm ghế ngồi cũng như các tấm chống trượt trong nhà tắm. Bàn cầu cũng cần phải đủ cao và dễ dàng di chuyển dành cho người già.
  • Ghế ngồi phải cần đảm bảo vững chắc, có chỗ nghỉ tay.
  • Có dụng cụ bảo vệ chuyên dụng chống rủi ro té ngã cho người già: Đặt tấm lót cao su ở trước các bồn rửa cũng như dùng sáp chống trượt trên sàn nhà. Nên để các dụng cụ thường xuyên được sử dụng tại các kệ thấp, dễ lấy.
  • Tay vịn cầu thang và những bậc tam cấp cần được lau dọn sạch sẽ, không trơn trượt.

Bên cạnh đó là thay đổi một số thói quen hằng ngày như:

  • Kiểm tra mắt thường xuyên.
  • Mang các loại giày dép thấp, đế cứng thích hợp với người dùng.
  • Để ý những tác dụng phụ của các loại thuốc đang dùng.
  • Sử dụng những sản phẩm có tác dụng làm tăng mật độ xương, có thể kể đến là calcium và vitamin D.
  • Duy trì những hoạt động thể lực cùng với các bài tập giúp giữ thăng bằng, tăng cường sức mạnh của cẳng chân như đi bộ mỗi ngày, tập yoga nhẹ hoặc là tập thái cực quyền.

Gãy xương chậu ở người già và những điều cần lưu ý 5

Tập thái cực quyền có thể giúp tăng sức khỏe xương khớp 

Gãy xương chậu ở người già có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, thậm chí là làm tăng nguy cơ tử vong do ảnh hưởng tới những cơ quan trong cơ thể. 

Xem thêm:

Phương pháp phục hồi chức năng gãy xương chậu

Cách sơ cứu gãy xương chậu đúng cách

Thảo My 

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin