Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh nhân tiểu đường cần có chế độ tập luyện nhẹ nhàng để giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, vì sao tăng đường huyết sau khi tập thể dục là câu hỏi mà nhiều người bị bệnh tiểu đường quan tâm. Vì vậy, trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng đi tìm đáp án cho câu hỏi trên.
Mặc dù, ai cũng biết rằng việc tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng nhiều người bệnh tiểu đường vẫn lo lắng về cách cơ thể mình thích nghi với các bài tập thể dục cũng như không biết những bài tập này sẽ ảnh hưởng đến lượng đường trong máu như thế nào. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu xem vì sao tăng đường huyết sau khi tập thể dục và bệnh nhân tiểu đường có nên tập thể dục không?
Khi chúng ta bắt đầu tập thể dục, các hormone căng thẳng sẽ được tiết ra vì cơ bắp hoạt động nhiều. Những hormone này có thể làm tăng đường huyết sau khi tập thể dục trong một khoảng thời gian ngắn, nhưng sau đó thì chỉ số đường huyết sẽ giảm xuống.
Ngoài ra, một số người bệnh tiểu đường có thể gặp hiện tượng bình minh, là hiện tượng đường huyết tăng cao vào buổi sáng. Do đó, họ hiểu lầm rằng do việc tập thể dục gây tăng đường huyết.
Các bác sĩ cũng cảnh báo rằng nếu bệnh nhân mắc tiểu đường bắt đầu tập thể dục với lượng đường huyết cao thì có thể gây nguy hiểm. Vì vậy, bệnh nhân cần đợi chỉ số đường huyết giảm bớt một chút rồi hãy bắt đầu tập luyện.
Nếu bị hạ đường huyết sau khi tập thể dục, mọi người hãy ăn nhẹ trước khi luyện tập và theo dõi chỉ số đường huyết thường xuyên để có thể xử lý kịp thời. Nếu tình trạng này vẫn tái diễn, bạn nên đến bác sĩ và hỏi ý kiến về việc điều chỉnh thuốc sao cho phù hợp.
Để tránh tình trạng tăng đường huyết sau khi tập thể dục, người bệnh tiểu đường nên kiểm tra đường huyết trước, trong và sau khi tập thể dục. Cụ thể như:
Nếu đang sử dụng insulin hoặc các loại thuốc khác có thể làm hạ lượng đường trong máu xuống thấp thì hãy kiểm tra lượng đường trong máu từ 15 đến 30 phút trước khi tập thể dục.
Hãy kiểm tra đường huyết mỗi 30 phút, đặc biệt là khi bạn đang tập luyện bài tập mới hoặc đang tăng cường độ. Điều này sẽ giúp bạn nẵm rõ được tình hình đường huyết thay đổi như thế nào. Bạn nên dừng tập nếu đường huyết ở mức 70mg/dl trở xuống hoặc bạn thấy cơ thể run rẩy, mệt mỏi và đói.
Lúc này, bạn nên bổ sung viên glucose, nước trái cây hoặc kẹo rồi chờ 15 phút sau để kiểm tra đường huyết lần nữa. Khi chỉ số ở mức 70mg/dl thì bạn có thể tiếp tục luyện tập.
Nếu bạn sử dụng insulin, hãy kiểm tra lượng đường trong máu ngay sau khi tập thể dục xong và vài lần sau đó. Tình trạng hạ đường huyết có thể xuất hiện ngay hoặc sau 4 – 8 giờ sau khi tập thể dục. Nếu gặp phải tình trạng hạ đường huyết, bạn cũng nên ăn viên glucose, nước trái cây hay bất kỳ loại carbohydrate nhỏ tương tự.
Việc người bệnh tiểu đường có nên tập thể dục hay không còn tùy thuộc vào lượng đường trong máu trước, sau khi tập luyện và sức khỏe tổng thể của bệnh nhân. Bệnh nhân tiểu đường muốn tập thể dục một cách an toàn thì phải luôn theo dõi lượng đường trong máu trước, trong và sau khi tập.
Người bị tiểu đường tập thể dục có những lợi ích như sau:
Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ khuyến nghị người bệnh tiểu đường mỗi tuần nên dành thời gian khoảng 150 phút để tập thể dục với cường độ vừa phải hoặc 75 phút tập với cường độ cao.
Vậy bệnh nhân tiểu đường nên tập thể dục khi nào để không tăng đường huyết sau khi tập thể dục? Sau khi ăn xong là thời điểm mà đường huyết bị tăng cao vì thế mà sau bữa ăn khoảng 1 - 3 tiếng là thời điểm tốt nhất để giúp bệnh nhân tiểu đường ổn định lượng đường huyết, đồng thời hạn chế nguy cơ mắc các biến chứng tiểu đường.
Nếu tập thể dục quá lâu với cường độ nặng vào buổi tối sẽ khiến bạn khó ngủ hoặc thậm chí là mất ngủ. Đối với người bị tiểu đường, đặc biệt là những người đang dùng insulin thì việc tập thể dục cường độ cao vào buổi tối có thể khiến lượng đường trong máu hạ thấp vào buổi sáng sớm. Vì vậy, bệnh nhân tiểu đường vẫn có thể tập thể dục vào buổi tối nhưng nên chú ý chọn những bài tập nhẹ nhàng và không nên tập quá sát giờ đi ngủ.
Bài viết này đã giải đáp được vì sao tăng đường huyết sau khi tập thể dục. Tập thể dục giúp mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh tiểu đường. Để hạn chế các nguy cơ tiềm ẩn, hãy kiểm tra lượng đường trong máu của bệnh nhân trước, trong và sau khi tập thể dục. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng nên tái khám và hỏi ý kiến bác sĩ để chọn bài tập cũng như cường độ tập luyện thích hợp nhất để giúp kiểm soát bệnh hiệu quả.
Phương Nhi
Nguồn tham khảo: Hellobacsi.com
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.