Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Khỏe đẹp

Giải pháp chăm sóc trẻ nhiễm khuẩn hô hấp

Ngày 09/06/2022
Kích thước chữ

Nhiễm khuẩn đường hô hấp là do vi khuẩn hoặc virus gây nên ở bất kỳ vị trí nào của đường hô hấp như: Tai, mũi, họng, thanh quản, phế quản và phổi. Theo số liệu thống kê, hàng năm trên thế giới có hơn 4,5 triệu trẻ tử vong vì bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. Trong đó, Việt Nam là nước đứng đầu về tỷ lệ mắc và tử vong. 

Vậy giải pháp nào để chăm sóc trẻ khi bị nhiễm khuẩn đường hô hấp, có biện pháp nào để phòng tránh hay không? Cùng tìm hiểu qua bài viết bên dưới nhé. 

Nhiễm khuẩn đường hô hấp và dấu hiệu của bệnh

Có 2 loại nhiễm khuẩn đường hô hấp, bao gồm:

  • Viêm đường hô hấp trên: Gồm có viêm tai-mũi-họng do virus, nếu bệnh này được chăm sóc tốt thì trẻ sẽ tự khỏi bệnh.
  • Viêm đường hô hấp dưới: Gồm viêm tiểu phế quản, viêm phổi,... trong đó, viêm phổi là nguyên nhân chính gây ra tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi. Vì vậy, khi trẻ có dấu hiệu mắc bệnh này cần được đưa đi bác sĩ để điều trị kịp thời.

Một số dấu hiệu của trẻ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp như:

  • Trẻ sốt trên 37.5 độ.
  • Trẻ ít bú sữa, biếng ăn.
  • Trẻ hay quấy khóc, mệt mỏi, da dẻ xanh xao.
  • Trẻ bị ho và có các dấu hiệu khác như thở khò khè, chảy mũi, tiêu chảy.

Khi bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp chuyển biến nặng hơn, trẻ sẽ có một số dấu hiệu cảnh báo như:

  • Trẻ thở gấp, thở rút lõm lồng ngực.
  • Trẻ không chịu bú, bú ít hoặc không ăn uống được.
  • Nôn hết đồ ăn ra ngoài, kể cả nước.
  • Có trạng thái co giật, ngủ li bì, cơ thể tím tái hoặc rất khó để đánh thức trẻ.
  • Trẻ bị suy dinh dưỡng nặng.

Nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp là một bệnh thường gặp ở trẻ em

Giải pháp chăm sóc trẻ nhiễm khuẩn hô hấp

Đa phần các trẻ em nhiễm khuẩn hô hấp do virus đều tự khỏi nếu được điều trị và chăm sóc đúng cách. Một số giải pháp chăm sóc trẻ nhiễm khuẩn hô hấp bạn có thể tham khảo như: 

  • Khi trẻ bị sốt, các bậc phụ huynh nên cho trẻ nghỉ ngơi, bổ sung nhiều nước, mặc quần áo thoáng mát và ăn những thức ăn tốt cho hệ tiêu hóa. 
  • Khi trẻ bị sốt cao trên 38,50 C nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
  • Vệ sinh mũi miệng của trẻ bằng khăn mềm và nước muối.
  • Cho trẻ uống đủ nước và chia nhỏ bữa ăn trong ngày thành nhiều buổi, bổ sung các thức ăn mềm, dễ nuốt, dễ tiêu. Nên bổ sung rau xanh, trái cây và uống nước hoa quả ép, bù nước và cho trẻ bú nhiều lần. 

Bên cạnh những giải pháp trên, để phòng và điều trị bệnh liên quan đến đường hô hấp một cách hiệu quả và đơn giản thì ngày càng nhiều bậc phụ huynh đã lựa chọn phương pháp xông mũi họng tại nhà để điều trị và phòng bệnh.

Một thiết bị mà được nhiều ba mẹ lựa chọn hiện nay đó là Máy xông khí dung Microlife NEB200. Sản phẩm với cải tiến về mặt công nghệ nên sử dụng rất dễ dàng, hỗ trợ tốt hơn trong quá trình phòng và điều trị bệnh liên quan đến đường hô hấp. Thiết bị có thiết kế nhỏ gọn, đẹp mắt, được làm bằng chất liệu cao cấp, rất dễ dàng vận hành và sử dụng kết hợp với đầu phun cho ra các hạt phun nhỏ mịn giúp cơ thể trẻ hấp thu thuốc hiệu quả.

Máy xông khí dung Microlife NEB200 mang lại hiệu quả khá tốt với các bệnh nhân gặp phải vấn đề về đường hô hấp 

Khi nào nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ?

Các bậc phụ huynh nên đưa bé đến gặp bác sĩ khi gặp một số biểu hiện bên dưới:

  • Trẻ sốt cao > 39 độ, tình trạng sốt kéo dài không khỏi, uống thuốc hạ sốt nhưng không có dấu hiệu hạ nhiệt.
  • Ho nhiều, rối loạn nhịp thở, thở khó khăn.
  • Bé bỏ bú, bỏ ăn, nôn sau ăn.
  • Rối loạn tri giác: Ngủ trong trạng thái lơ mơ, li bì, co giật.

Khi trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp, các bố mẹ tuyệt đối không tự ý mua thuốc kháng sinh về cho con uống. Thuốc kháng sinh khi dùng chưa thông qua sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ có thể gây ra một số hậu quả nghiêm trọng, các tác dụng phụ không mong muốn do không dùng đúng liều, đúng ngày và tần suất dùng 

Biện pháp phòng tránh nhiễm khuẩn đường hô hấp ở trẻ

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, do đó, các bố mẹ nên áp dụng một số biện pháp bên dưới để phòng ngừa nhiễm khuẩn đường hô hấp ở trẻ. 

  • Trẻ em nên được tiêm chủng đầy đủ các mũi tiêm theo chương trình tiêm chủng mở rộng. Bên cạnh đó, trẻ nên tiêm thêm các mũi vacxin phòng tránh nhiễm khuẩn hô hấp như HIB, phế cầu.
  • Cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu.
  • Bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý, cân đối, đầy đủ.
  • Không cho trẻ tiếp xúc với nguồn lây bệnh, tránh xa chỗ đông người, nhất là những nơi đang có người ho, sốt. 
  • Vệ sinh cơ thể trẻ sạch sẽ, rửa tay trước và sau khi chế biến thức ăn và chăm sóc trẻ. 
  • Không khí xung quanh trẻ phải trong lành, sạch sẽ, thoáng mát, không cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc, môi trường ô nhiễm, khói bụi.
  • Giữ ấm trẻ khi trời lạnh hoặc thời tiết bị thay đổi thất thường.
  • Bổ sung đủ nước cho trẻ. 

Cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu

Nhiễm khuẩn hô hấp là một bệnh lý phổ biến nhất ở trẻ em. Do đó, bố mẹ không được chủ quan với các biểu hiện bất thường của bệnh để tránh các biến chứng xấu nhất của nhiễm khuẩn hô hấp và có cách chăm sóc trẻ thích hợp. Nếu thấy xuất hiện các dấu hiệu mà nhà thuốc Long Châu liệt kê ở trên, các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đi khám để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị.

Hoàng Trang

Nguồn tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin