Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Giải thích hiện tượng ngủ há miệng

Ngày 29/01/2023
Kích thước chữ

Một số người thường có thói quen ngủ há miệng. Vậy nguyên nhân của hiện tượng này do đâu? Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Nhiều người khi ngủ say thường có tật ngủ há miệng. Thói quen này tưởng chừng vô hại nhưng mang lại nhiều tác hại khôn lường.

Nguyên nhân dẫn đến tật há miệng khi ngủ

Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngủ há miệng:

Nghẹ mũi: Chứng nghẹt mũi là một trong nguyên nhân phổ biến đẫn đến hiện tượng thở bằng miệng khi ngủ. Khi bị nghẹt mũi, khoang mũi sẽ bị thu hẹp bởi chất nhầy nên gây cảm giác khó thở cho người bệnh khi hô thấp bằng mũi, vì thế theo phản xạ tự nhiên, người bệnh sẽ há miệng khi ngủ để thở. Nghẹt mũi thường xuất hiện như là triệu chứng của các bệnh như cảm lạnh, cảm cúm, viêm mũi dị ứng, viêm xoang...

Hen suyễn: Khi mắc bệnh hen suyễn, niêm mạc của ống phế quản sẽ sưng, viêm nhiễm. Lúc này, ống phế quản bị thu hẹp lại, khiến không khí lưu thông qua bị hạn chế và gây khó thở. 

Một nghiên cứu vào năm 2019 cho thấy, hầu hết những người bị hen suyễn sẽ có hiện tượng thở bằng miệng để nhanh chóng thích ứng với triệu chứng này.

Giải thích hiện tượng ngủ há miệng 1 Những người bị hen suyễn thường ngủ há miệng

Hở hàm ếch: Tình trạng sứt môi, hở hàm ếch là những dị tật bẩm sinh, xảy ra khi các mô của vòm miệng không kết hợp hoàn toàn. Theo các chuyên gia y tế, việc thở bằng miệng sẽ kéo dài suốt đời cho đến khi người bệnh thực hiện phẫu thuật.

Chứng ngưng thở khi ngủ: Ngưng thở khi ngủ là một bệnh lý khiến một số người phải thở bằng miệng vào ban đêm. Ngưng thở khi ngủ có thể làm hạn chế luồng không khí, ngăn não bộ nhận tín hiệu cơ thể đang cần không khí.

Stress: Tình trạng Căng thẳng, lo lắng cũng có thể khiến một người gặp chứng ngủ há miệng. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, khi não bộ căng thẳng sẽ kích hoạt hệ thống thần kinh giao cảm; từ đó làm nhịp thở nông, nhanh và bất thường.

Tác hại của tình trạng ngủ há miệng

Gây ngáy: Một trong những lý do dẫn đến tình trạng ngáy là do ngủ há miệng. Nếu ngủ ở một tư thế không phù hợp, miệng có thể mở ra, các cơ của vòm miệng lúc này sẽ thư giãn, làm cho miệng và vòm miệng rung động khi hít vào , từ đó gây ngáy khi ngủ.

Dẫn đến ngưng thở khi ngủ: Nếu chứng há miệng khi ngủ không được điều trị hay khắc phục, chứng ngáy ngủ có thể tiến triển đến một tình trạng nghiêm trọng hơn là chứng ngưng thở khi ngủ. Đây là hiện tượng cơ thể ngừng thở trong một khoảng thời gian nhất định khi ngủ. Nguyên nhân của hiện tượng này là do sự kích ứng lên hệ hô hấp. Những người bị ngưng thở khi ngủ thường phải đối phó với sự mất phương hướng khi thức dậy và cảm thấy mệt mỏi quá mức. Ngoài ra những người bị ngưng thở khi ngủ cũng dễ bị các bệnh lý tim mạch.

Giải thích hiện tượng ngủ há miệng 2 Ngủ há miệng có thể dẫn đến tình trạng ngưng thở khi ngủ

Gây nên các đợt hen suyễn cấp: Ngủ há miệng có thể làm các triệu chứng hen suyễn trở nên nặng thêm. Nguyên nhân là do không khí hít vào qua miệng sẽ đi thẳng vào phổi mà không được lọc qua mũi. Do đó mà các chất gây dị ứng, chẳng hạn như phấn hoa, lông vật nuôi, nấm mốc, bụi... dễ dàng đi vào phổi và gây nên các cơn hen suyễn cấp.

Gây hôi miệng: Hôi miệng là do vi khuẩn trong miệng phát triển quá mức. Tình trạng miệng khô nước bọt sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Ngủ há miệng sẽ khiến khoang miệng bị khô. Ngoài ra, việc hít phải một số chất gây dị ứng và vi khuẩn thông qua miệng cũng dễ làm tăng chứng hôi miệng.

Làm tăng nguy cơ sâu răng: Theo nghiên cứu, ngủ há miệng dễ làm tăng nguy cơ sâu răng. Nguyên nhân là do ngủ há miệng làm tăng tính axit trong miệng, vì vậy men răng dễ bị mòn và dẫn đến sâu răng.

Gây trào ngược dạ dày thực quản: Ngủ há miệng có thể gây rối loạn tiêu hóa vì khi miệng khô do thở bằng miệng, bạn có thể đẩy lưỡi về phía trước để nuốt thay vì đóng miệng. Lúc nuốt, lưỡi sẽ tạo áp lực lên vòm miệng và tạo ra các sóng đưa thực phẩm xuống thực quản và vào dạ dày. Tuy nhiên, khi miệng hít thở không khí nhiều hơn sẽ làm cho chứng trào ngược dạ dày phát triển.

Gây biến dạng răng hàm mặt: Trong giai đoạn sọ và hàm đang phát triển, chúng thích ứng với mô hình thở bình thường qua mũi. Thở qua miệng có thể ảnh hưởng đến các cung răng và vị trí của răng, môi, lưỡi và vòm miệng. Những người thở bằng miệng thường có khuôn mặt ngắn hơn, chèn lấn răng, lỗ mũi hẹp, cằm nhỏ và đôi môi cong hơn.

Cách khắc phục chứng há miệng khi ngủ

Đôi khi một điều chỉnh nho nhỏ trong thói quen hằng ngày đơn giản như ngủ nằm nghiêng  cũng đủ giúp giải quyết vấn đề. Dưới đây là một số cách khác để khắc phục tình trạng ngủ há miệng.

  • Xác định nguyên nhân: Biết được nguyên nhân gây ra ngủ há miệng sẽ giúp tìm ra phương pháp ngăn ngừa hiệu quả. Nếu đó là hậu quả của amidan phì đại thì cắt amidan, nếu miệng mở ra khi ngủ do bất thường về cấu trúc răng thì có thể chỉnh nha. Một số người có thói quen thở bằng miệng thì cần luyện tập thở bằng mũi.
  • Loại trừ chất gây dị ứng: Việc tiếp xúc với chất gây dị ứng sẽ dễ làm tắc nghẽn mũi (viêm mũi dị ứng), buộc phải thở bằng miệng. Do đó, cần giữ cho nơi ở, nơi làm việc được sạch sẽ, giảm và loại các chất gây dị ứng đường hô hấp khác.
  • Tập thể dục thường xuyên: Hãy duy trì một cuộc sống năng động và tập thể dục thường xuyên. Yoga là sự lựa chọn tốt nhất để điều trị chứng ngưng thở khi ngủ. Tương tự, tập thể dục aerobic cũng có thể giúp có sức khỏe tim và phổi.
  • Kê cao đầu: Gối cao đầu khi ngủ có thể giúp tránh nghẹt mũi, từ đó hạn chế thở bằng miệng. Không nên gối quá cao dễ gây đau cổ gáy.
  • Tìm hiểu các kỹ thuật thở: Ngủ há miệng về lâu dài sẽ làm cho rối loạn chức năng các cơ của vùng miệng và mặt. Do đó điều quan trọng là phải tập các kỹ thuật thở để giúp thở bình thường.
Giải thích hiện tượng ngủ há miệng 3 Tập Aerobic có thể giúp làm gỉam tình trạng ngủ há miệng

Trên đây là một vài thông tin về hiện tượng ngủ há miệng. Có thể thấy rằng ngủ há miệng tưởng chừng là hiện tượng bình thường nhưng thực chất tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khoẻ. Do đó, khi bản thân hoặc người trong gia đình mắc chứng ngủ há miệng, hãy nhanh chóng tìm cách khắc phục để hạn chế tác hại về sau.

Như Nguyễn

Nguồn: Báo Lao động

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin