Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Giãn dây chằng lưng có nên chườm hay không là vấn đề mà không phải ai cũng biết. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Chườm nóng và chườm lạnh là phương pháp giảm đau hiệu quả. Chườm khi giãn dây chằng lưng có tác dụng và tác hại gì? Chườm khi giãn dây chằng lưng có hiệu quả không? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để giải đáp thắc mắc này nhé!
Trước khi tìm hiểu: “Giãn dây chằng lưng có nên chườm không?”, người bệnh cần hiểu rõ về bệnh lý này. Giãn dây chằng lưng là thuật ngữ y tế dùng để chỉ tình trạng dây chằng liên kết giữa các khớp xương ở phần lưng dưới bị căng giãn quá mức. Điều này khiến cho các mô sợi liên kết này bị xước, thậm chí là đứt kèm theo cảm giác đau đớn.
Tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người mà mức độ đau của bệnh sẽ khác nhau. Đau xuất hiện do tình trạng sưng viêm, tụ huyết và co cứng cơ. Trong một số trường hợp nặng, cột sống của người bệnh còn mất đi khả năng thăng bằng, bệnh nhân khó cử động và thực hiện các sinh hoạt bình thường.
Giãn dây chằng lưng thường liên quan đến té ngã, do chuyển động đột ngột, khuân vác nặng quá mức hoặc tai nạn trong lao động.
Hầu hết các trường hợp giãn dây chằng lưng do té ngã, chuyển động thường ở mức độ nhẹ và có thể cải thiện rõ rệt nếu chăm sóc đúng cách tại nhà. Chườm đá là cách giảm đau hiệu quả được nhiều người áp dụng.
Trong khi đó, dây chằng lưng khi bị căng giãn quá mức sẽ kích thích phản ứng viêm, chèn ép lên các mô xung quanh và gây đau đớn nghiêm trọng. Hơn nữa, tổn thương dây chằng còn gây vỡ mạch máu, khiến máu bầm bị đọng và hình thành nên các vết bầm tím lan rộng. Vì vậy, chườm đá là phương pháp sử dụng nhiệt độ thấp để xử lý các chấn thương trên cơ thể. Chườm đá có một số tác dụng như sau:
Để việc chườm đá trở nên có hiệu quả nhất, bạn nên tiến hành trong vòng 24 giờ đầu sau khi bị chấn thương và sau mỗi buổi phục hồi. Bạn không nên áp đá lạnh trực tiếp lên vết thương, mà nên sử dụng khăn lạnh hoặc gel lạnh. Cụ thể:
Tương tự như chườm lạnh, chườm nóng cũng là phương pháp giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên, tính chất và cách thức hoạt động của hai phương pháp này là hoàn toàn khác nhau.
Khi chườm nóng, bạn chỉ nên sử dụng nước ấm từ 40-70 độ C. Cách chữa này có tác dụng làm giãn tĩnh mạch, tăng lượng máu đi qua vùng tổn thương. Điều này giúp thúc đẩy quá trình chữa lành các mô, giảm đau nhức và tê buốt. Đồng thời, chườm nóng còn có khả năng làm thư giãn các khớp, cải thiện tình trạng co thắt và co cứng các khớp.
Tuy nhiên, chườm nóng chỉ nên áp dụng sau chấn thương 3 ngày bởi nó làm tăng mức độ sưng viêm, gây tụ máu và tăng cảm giác đau nhức. Nhiệt độ quá cao còn khiến dây chằng lưng giãn nhiều hơn và khó trở lại vị trí ban đầu.
Người bệnh có thể chườm nóng bằng khăn ấm hoặc túi chườm nóng. Bạn nên thực hiện theo các bước sau:
Dù chườm nóng và chườm lạnh đều có tác dụng cao, bạn cũng không nên lạm dụng quá nhiều để tránh những tác dụng phụ không mong muốn. Bạn nên áp dụng những quy tắc sau khi sử dụng phương pháp này:
“Giãn dây chằng lưng có nên chườm” là thắc mắc chung của nhiều người bệnh. Chườm nóng và chườm lạnh rất hiệu quả nhưng không nên lạm dụng quá nhiều. Hy vọng quá bài viết này, bạn đã tìm được phương pháp giảm đau do giãn dây chằng lưng hiệu quả cho mình.
Xem thêm
Thuốc giãn dây chằng lưng tốt nhất
Giãn dây chằng lưng nên ăn gì và kiêng ăn gì là tốt nhất?
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.