Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Glucosamine và Omega 3 là hai thành phần thực phẩm bổ sung phổ biến được sử dụng để hỗ trợ sức khỏe xương khớp. Glucosamine được biết đến là một thành phần quan trọng trong việc duy trì sự linh hoạt và chức năng của xương khớp, trong khi Omega 3 có tác dụng giảm tình trạng viêm và bảo vệ tim mạch. Vậy Glucosamine uống chung với Omega 3 được không?
Việc sử dụng cả Glucosamine và Omega 3 cùng nhau có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe xương và khớp. Tuy nhiên, Glucosamine uống chung với Omega 3 được không? Cùng Nhà thuốc Long Châu khám phá qua bài viết dưới đây nhé.
Trước khi trả lời cho câu hỏi Glucosamine uống chung với Omega 3 được không, hãy tìm hiểu về Glucosamine nhé. Glucosamine là một loại đường tự nhiên tìm thấy trong các mô đệm trong khớp, sụn và hoạt dịch. Ngoài ra, Glucosamine cũng được tìm thấy trong lớp vỏ cứng của một số động vật.
Thông thường, Glucosamine trong các sản phẩm bổ sung được chiết xuất từ động vật có vỏ. Ba dạng chính của Glucosamine là Glucosamine sulfat, Glucosamine hydrochloride và N-acetyl Glucosamine. Trong lĩnh vực y học, Glucosamine đã được sử dụng để giảm đau, sưng và cứng khớp do viêm khớp.
Giảm đau, giảm tình trạng viêm
Glucosamine được sử dụng bổ sung để hỗ trợ điều trị các triệu chứng của các tình trạng viêm khác nhau. Trong một nghiên cứu nhỏ ở 18 người lớn bị thừa cân, dùng 1,500 mg Glucosamine hydrochloride phối hợp với 1,200 mg chondroitin sulfate mỗi ngày trong vòng 28 ngày, kết quả cho thấy sử dụng Glucosamine làm giảm protein phản ứng C (CRP - một dấu ấn sinh học của viêm hệ thống) xuống 23% so với giả dược.
Bổ sung và hỗ trợ xương khớp khỏe mạnh
Glucosamine là một hợp chất tự nhiên tồn tại trong cơ thể, có vai trò hỗ trợ sự phát triển lành mạnh của sụn khớp. Bên cạnh đó, người ta cho rằng Glucosamine còn thúc đẩy việc tạo ra một số hợp chất hóa học như collagen - là thành phần cấu trúc quan trọng của sụn khớp và dịch khớp.
Bổ sung Glucosamine còn có tác dụng bảo vệ mô sụn khớp bằng cách ngăn ngừa quá trình phân hủy sụn. Cụ thể, một nghiên cứu đã chứng minh rằng uống 1,5 - 3 gram Glucosaminee mỗi ngày trong 3 tháng làm giảm đáng kể sự phân hủy sụn.
Thường được sử dụng để điều trị các bệnh về xương khớp
Glucosamine thường được dùng để hỗ trợ điều trị các bệnh xương và khớp khác nhau, cụ thể như điều trị các triệu chứng và tiến triển bệnh liên quan đến thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp và loãng xương.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc bổ sung Glucosamine sulfate hàng ngày có thể mang lại hiệu quả điều trị lâu dài ở viêm khớp thông qua tác dụng giảm đau đáng kể và làm chậm sự tiến triển của bệnh.
Một số công dụng khác trong hỗ trợ điều trị
Liều Glucosamine thông thường là 1.500 - 3.000 mg mỗi ngày, bạn có thể uống trong 1 lần hoặc chia nhỏ liều uống nhiều lần.
Glucosaminee thường được bào chế từ các nguồn nguyên liệu tự nhiên như vỏ của động vật có vỏ hoặc nấm hoặc được tạo ra trong phòng thí nghiệm.
Glucosamine thường an toàn với đa số mọi người, tuy nhiên vẫn có một số tác dụng không mong muốn bạn có thể gặp phải khi sử dụng Glucosamine như:
Bạn không nên tự ý dùng Glucosamine nếu đang mang thai hoặc cho con bú do thiếu bằng chứng về sự an toàn trên những đối tượng này. Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi muốn bổ sung bất kỳ loại thuốc nào.
Ngoài ra, một số người mắc bệnh tiểu đường loại 2 có thể gặp tác dụng hạ đường huyết, tuy nhiên nguy cơ tương đối thấp. Nếu bạn bị tiểu đường hoặc đang dùng thuốc trị tiểu đường, hãy thông báo cho bác sĩ trước khi dùng Glucosamine.
Trước khi trả lời cho câu hỏi Glucosamine uống chung với omega 3 được không, hãy tìm hiểu về Omega 3 nhé. Omega 3 là dưỡng chất phổ biến được nhắc đến hằng ngày trong đời sống. Đây là chuỗi axit béo không no chuỗi dài cấu tạo từ 3 nguyên tố cacbon, hydro và oxi, tham gia cấu tạo hình thành nên nhiều cấu trúc quan trọng trong cơ thể như vỏ não, thần kinh thị giác,... Điều đặc biệt có thể bạn chưa biết là cơ thể con người không thể tự tổng hợp Omega 3, thế nên mỗi chúng ta cần tự bổ sung nguồn Omega 3 từ bên ngoài thông qua ăn uống hoặc thực phẩm bổ sung khác.
Omega 3 có nhiều loại, ba loại phổ biến nhất là:
Qua những thông tin tìm hiểu về Glucosamine và Omega 3, vậy Glucosamine uống chung với Omega 3 được không? Vì không có sự tương tác nguy hiểm nào xảy ra khi uống chung Glucosamine và Omega 3, thậm chí một nghiên cứu cho thấy sự kết hợp giữa axit béo Omega 3 với Glucosaminee giúp cải thiện sức khỏe xương khớp tốt hơn so với chỉ dùng Glucosamine đơn độc. Thế nên, Glucosamine có thể uống chung với Omega 3. Glucosamine thường được sử dụng để điều trị viêm xương khớp. Vì Glucosaminee là một thành phần chính của sụn khớp, bổ sung Glucosamine có thể giúp ngăn ngừa thoái hóa sụn và điều trị viêm khớp. Axit béo Omega-3 có thể ức chế quá trình viêm trong viêm xương khớp, trong khi Glucosaminee sulfate tiếp tục hỗ trợ xây dựng lại chất sụn bị mất. Thế nên, Glucosaminee uống chung với Omega 3 có lợi đối với sức khỏe xương khớp.
Trong nghiên cứu giúp trả lời câu hỏi Glucosamine uống chung với omega 3 được không, 177 người bị viêm khớp háng hoặc đầu gối từ trung bình đến nặng được chỉ định ngẫu nhiên sử dụng Glucosaminee sulfate (1.500 miligam mỗi ngày) hoặc Glucosaminee cộng với axit béo Omega 3 (444 mg dầu cá tương đương 200 mg axit béo Omega 3). Kết quả của nghiên cứu chính là câu trả lời cho câu hỏi Glucosamine uống chung với Omega 3 được không: Sự kết hợp Glucosamine và Omega 3 làm giảm cứng khớp vào buổi sáng, đau ở hông và đầu gối từ 48,5 - 55,6 %, so với 41,7 - 55,3 % ở nhóm chỉ dùng Glucosamine.
Vậy là bài viết trên đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc về câu hỏi "Glucosamine uống chung với Omega 3 được không?". Omega 3 và Glucosamine có thể uống chung với nhau. Nếu sử dụng trong hỗ trợ điều trị viêm xương khớp, sự kết hợp giữa Omega 3 và Glucosamine có thể hiệu quả hơn so với chỉ sử dụng Glucosamine. Tuy nhiên, cả hai thuốc đều có thể có tác dụng chống đông máu. Do đó, cần ngưng thuốc và thông báo với bác sĩ nếu bạn xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường liên quan đến chảy máu.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.