Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
"Chụp X-Quang cho trẻ em có hại không?" là câu hỏi mà nhiều cha mẹ quan tâm khi bác sĩ chỉ định chụp X-Quang cho trẻ. Mặc dù đây là một phương pháp chẩn đoán bằng hình ảnh hữu ích nhưng các bậc phụ huynh vẫn lo lắng cho trẻ vì tia X là một tia bức xạ có hại.
Câu hỏi chụp X-Quang cho trẻ em có hại không được nhiều phụ huynh tìm kiếm vì nếu tia X không được sử dụng đúng cách thì sẽ gây ra nhiều tác động xấu tới sức khỏe của trẻ nhỏ. Cùng điểm qua nội dung dưới đây để giải đáp thắc mắc trên nhé.
Tia X là một loại sóng điện từ có bước sóng khoảng từ 0.01 - 10 nm. Bước sóng của tia X dài hơn tia Gamma và ngắn hơn tia tử ngoại. Tia X có khả năng xuyên qua mô mềm nhưng những chất có nguyên tử khối cao thì khả năng đâm xuyên bị hạn chế như xương, vôi,...
Chụp X-Quang là phương pháp chẩn đoán hình ảnh bằng cách sử dụng máy X-Quang phát ra tia X ở cường độ cao. Các tia X này xuyên qua mô mềm và dịch cơ thể, các hình ảnh thu được sẽ giúp bác sĩ phát hiện tổn thương có mật độ cao như sỏi, vôi, xương, đông đặc phổi, u... Do đó, chụp X-Quang là lựa chọn phổ biến trong y học.
Nhiều bậc cha mẹ lo ngại phóng xạ phát ra từ tia X ảnh hưởng đến sức khỏe sau này của con mình, đặc biệt là sức khỏe sinh sản nên từ chối yêu cầu bác sĩ chụp X-Quang khi con ốm. Việc chụp X-Quang nhiều lần cho trẻ em trong thời gian ngắn sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Tuy nhiên, nếu trẻ bị bệnh, chụp X-Quang cần có chỉ định của bác sĩ điều trị. Gần đây, việc chụp X-Quang đã trở nên phổ biến với máy chụp hiện đại giúp trẻ chịu ít tia X hơn:
Quá trình chụp X-Quang luôn được thực hiện trong phòng kín để tránh rò rỉ bức xạ và đảm bảo an toàn. Tuy nhiên các mẹ nên biết thêm các lưu ý sau khi chụp X-Quang cho trẻ nhỏ.
Chụp X-Quang là liệu pháp hỗ trợ chẩn đoán nhiều bệnh như viêm phổi, tim mạch, răng hàm mặt,... Đặc biệt trẻ nhỏ dễ gặp các vấn đề về cơ xương khớp như té, ngã, sâu răng nên sẽ được chỉ định chụp X-Quang răng, mô xương,... Đối với các mô mềm như gan thì hình chụp thường mờ, không rõ nét làm giảm độ chính xác khi chẩn đoán.
Dù biết rằng lượng bức xạ khi chụp X-Quang trong y tế là rất thấp nhưng để đảm bảo an toàn, các mẹ nên biết thêm các lưu ý quan trọng khi chụp X-Quang sau:
Hy vọng bài viết trên đã giải đáp được câu hỏi "Chụp X-Quang cho trẻ em có hại không?" cũng như cung cấp cho chúng ta thêm kiến thức để đảm bảo an toàn cho bản thân và trẻ nhỏ. Hãy cho trẻ thăm khám bác sĩ và tuân theo chỉ định để tránh các hệ quả nguy hiểm sau này.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...