Góc giải đáp: Đi đại tiện như thế nào là bình thường?
Ngày 26/07/2023
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Đại tiện là nhu cầu sinh lý bình thường của mỗi người và việc đi ngoài mấy lần trong ngày cũng là yếu tố phản ánh các vấn đề về sức khỏe. Vậy đi đại tiện như thế nào là bình thường? Mời bạn tham khảo trong bài viết sau.
Đi đại tiện như thế nào là bình thường là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm bởi điều này không chỉ liên quan đến sức khỏe hệ tiêu hóa mà còn rất nhiều vấn đề khác của sức khỏe.
Đi đại tiện như thế nào là bình thường?
Thắc mắc chung của rất nhiều người về vấn đề đại tiện là đi đại tiện như thế nào là bình thường. Theo các bác sĩ, để đánh giá việc đi đại tiện có bình thường hay không dựa vào 2 thành tố chính là thói quen đại tiện và tính chất phân.
Thói quen đại tiện
Đại tiện là việc cơ thể thải bỏ những chất cặn dư thừa, cặn thức ăn và một số chất không tiêu hóa được ra khỏi cơ thể thông qua đường tiêu hóa. Như vậy, thói quen đi đại tiện của mỗi người có sự khác biệt nhất định, thường có 2 trường hợp là đi đại tiện mỗi ngày và đi đại tiện vài lần trong tuần.
Đi đại tiện như thế nào là bình thường? Số lần đi ngoài cũng như số lượng phân được thải ra trong mỗi lần đại tiện chịu ảnh hưởng nhất định từ chế độ ăn uống hàng ngày, cơ địa của mỗi người cũng như hệ vi khuẩn tự nhiên có trong đường ruột.
Theo đó, một số nghiên cứu chứng minh gen và lượng chất xơ nạp vào cơ thể là 2 yếu tố có tác động lớn nhất đến số lần đi đại tiện và tính chất đại tiện của mỗi người. Chính vì vậy mà nhiều tổ chức y tế đã khuyến cáo nên bổ sung lượng chất xơ tối thiểu là 38g với nam giới và 25g với nữ giới mỗi ngày.
Tóm lại, tần suất, thói quen đi đại tiện như thế nào là bình thường? Chia sẻ từ bác sĩ cho biết tần suất đại tiện của một người thường thấy nhất là khoảng 1 lần/ngày. Trong đó có những trường hợp ngoại lệ đi đại tiện nhiều hơn, khoảng 2 - 3 lần trong ngày hoặc ít hơn, chỉ 3 - 4 lần trong tuần. Nếu tần suất đi ngoài nhiều hơn hoặc ít hơn những con số nêu trên, duy trì thời gian dài thì rất có thể bạn đang gặp vấn đề về tiêu hóa, đại tiện đấy.
Tính chất của phân
Để xác định đi đại tiện như thế nào là bình thường, ngoài dựa trên tần suất đại tiện còn cần dựa vào tính chất phân để nhận định. Đối với người có sức khỏe bình thường thì phân sẽ có dạng gần giống xúc xích dạng mềm, không bị khô quá hoặc mềm quá. Bề mặt cũng có độ mịn nhất định và không quá nặng mũi.
Một số người đi ngoài ra phân khô cứng, sần sùi, nhiều vết nứt cảnh báo cơ thể đang bị mất nước và thiếu chất xơ, nên bổ sung ngay để hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả hơn.
Những trường hợp phân có màu đậm, nâu sẫm hoặc vàng nâu có thể là do màu thực phẩm hoặc đang sử dụng thuốc làm máu phân biến đổi. Tuy nhiên nếu tình trạng này diễn ra liên tục và kéo dài bạn cần đến bệnh viện để khám sức khỏe càng sớm càng tốt.
Một ngày đi ngoài mấy lần là bình thường?
Ngoài thắc mắc đi đại tiện như thế nào là bình thường, nhiều người cũng muốn biết một ngày đi ngoài mấy lần là bình thường. Trên thực tế, mỗi người có thói quen và tần suất đi đại tiện khác nhau, có người đều đặn đi đại tiện 1 lần/ngày nhưng cũng có người đi 2 hoặc 3 lần trong ngày. Vậy đây có phải tần suất bình thường không? 1 ngày đi ngoài mấy lần là bình thường?
Tần suất đi đại tiện có thể thay đổi dựa trên nhiều yếu tố. Các chuyên gia cho biết, nếu bạn thay đổi thói quen đại tiện do tính chất công việc hoặc môi trường tác động đến tần suất thì sức khỏe của bạn không gặp vấn đề gì quá nghiêm trọng.
Đi ngoài 1 - 3 lần/trong ngày được xem là khá bình thường do nhiều tác nhân ảnh hưởng. Tuy nhiên nếu bạn đi đại tiện trên 3 lần trong ngày và có biểu hiện lạ như đi ngoài ra máu, phân nhiều chất nhầy, phân lỏng, tiêu chảy, táo bón,... cần liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Số lần đi ngoài trong ngày phản ánh điều gì về sức khỏe?
Đi đại tiện như thế nào là bình thường? Việc đi đại tiện từ 1 - 3 lần trong ngày là khá bình thường, một số người cách 1 - 2 ngày mới đi đại tiện một lần cũng thường thấy và không quá ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên nếu đi ngoài bất thường, đi ngoài nhiều lần trong ngày thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe:
Đi đại tiện 2 - 3 lần trong ngày: Thực chất có những người đi ngoài 2 - 3 lần/ngày nhưng không gặp vấn đề về sức khỏe, tuy nhiên cũng có trường hợp đi ngoài 2 - 3 lần/ngày là biểu hiện một số bệnh lý như hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng, viêm loét dạ dày,...
Đi đại tiện 5 lần/ngày: Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc bệnh tiêu hóa, tiêu chảy, chế độ ăn uống không đảm bảo, ngộ độc thực phẩm, rối loạn tiêu hóa,...
Đi đại tiện 1 tuần/lần: Tần suất đi đại tiện quá ít có thể là dấu hiệu của bệnh tắc đường ruột, táo bón,... hoặc liên quan đến những vấn đề ở gan, dạ dày, đại tràng,...
Nhận biết bất thường khi đi đại tiện
Các tài liệu y khoa có rất nhiều nghiên cứu về việc đại tiện bất thường có liên quan đến vấn đề tiêu hóa nói riêng và sức khỏe nói chung. Nếu gặp phải những triệu chứng này bạn cần thăm khám sớm để điều trị hiệu quả hơn.
Đi đại tiện nhiều hơn 3 lần/ngày có thể phản ánh bệnh tiêu chảy.
Tần suất đại tiện thấp cho thấy vấn đề tiêu hóa như táo bón, tắc ruột,...
Phân thô, cứng và sần sùi có thể do bạn cung cấp quá ít chất xơ gây bệnh táo bón.
Phân màu nâu sẫm, màu đen hoặc đỏ tươi là dấu hiệu phân có lẫn máu - một trong những biểu hiện của chứng chảy máu đường tiêu hóa.
Phân nổi trên mặt nước là triệu chứng bạn đang bị đầy hơi.
Cách xây dựng chế độ đi đại tiện khoa học, tốt cho sức khỏe
Để việc đi đại tiện dễ dàng, tần suất phù hợp và tránh được các bệnh về tiêu hóa bạn nên áp dụng cách xây dựng chế độ đi ngoài khoa học, hiệu quả dưới đây:
Bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ và vitamin, chất khoáng như bơ, chuối, khoai lang, rau xanh, các loại hạt,...
Hạn chế tối đa tiêu thụ thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, các món chế biến từ mỡ hoặc nội tạng động vật.
Uống đủ tối thiểu 2 - 2.5 lít nước/ngày để hỗ trợ tiêu hóa khỏe mạnh.
Tập luyện thể dục thường xuyên là cách kích thích tiêu hóa hiệu quả hơn, phòng tránh bệnh rối loạn tiêu hóa, đầy hơi,...
Nên ngủ sớm trước 23 giờ và ngủ đủ 7 - 8 tiếng/ngày giúp hệ tiêu hóa làm việc khoa học, nghỉ ngơi phù hợp.
Nên xây dựng thói quen đi đại tiện trong 1 khung giờ cố định trong ngày.
Mong rằng với những chia sẻ trong bài viết trên đã giúp ích cho bạn đọc, đồng thời giải đáp được câu hỏi đi đại tiện như thế nào là bình thường. Nếu gặp vấn đề về đại tiện hoặc tiêu hóa bất thường bạn cần đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện để trình bày với bác sĩ để được thăm khám, xét nghiệm tìm ra nguyên nhân và tiến hành điều trị.
Có thể bạn quan tâm
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.