Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Cách phân loại suy hô hấp và hướng điều trị hiệu quả

Ngày 29/04/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Suy hô hấp là căn bệnh gây ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt hằng ngày và sức khoẻ người bệnh. Vậy làm thế nào để phân loại suy hô hấp? Cách điều trị của từng loại ra sao? Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé!

Suy hô hấp là tình trạng lượng oxy trong phổi không đủ cho quá trình hô hấp hoặc khí carbon dioxide tích tụ quá nhiều làm hỏng các cơ quan trong cơ thể. Suy hô hấp là hội chứng nguy hiểm và có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm như rối loạn nhịp tim, tổn thương não, tổn thương phổi, suy thận,… nếu không cấp cứu kịp thời và đúng cách. 

Suy hô hấp dễ dẫn đến biến chứng nguy hiểm

Suy hô hấp có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm (Ảnh minh hoạ)

Ai cũng có nguy cơ bị suy hô hấp, nhưng cũng có những trường hợp có nguy cơ bị suy hô hấp cao hơn gồm: trẻ sinh non, người cao tuổi có sức đề kháng kém hoặc mắc các bệnh mãn tính, người thường xuyên tiếp xúc với môi trường độc hại, người có thói quen thường xuyên uống rượu bia, hút thuốc lá, người từng chấn thương đường hô hấp,…

Phân loại suy hô hấp

Có nhiều cách để phân loại suy hô hấp như:

  • Phân loại theo vị trí chia ra thành suy đường hô hấp trên vàsuy đường hô hấp dưới.
  • Phân loại theo PaCO2 chia ra thành thiếu oxy và thừa carbon dioxide.
  • Phân loại theo cơ chế gây bệnh chia thành suy hô hấp do hệ tuần hoàn và suy hô hấp do hệ hô hấp.
  • Phân loại theo thời gian sẽ chia thành suy hô hấp mạn tính, suy hô hấp cấp tính và suy hô hấp cấp tính trên nền mạn tính. Đây cũng là cách phân loại suy hô hấp phổ biến nhất.

Nguyên nhân nào gây ra hội chứng suy hô hấp?

Có 2 nguyên nhân chính gây ra tình trạng suy hô hấp gồm:

  • Nguyên nhân do các bệnh lý liên quan tới phổi: Những trường hợp người bệnh mắc viêm phế quản, xơ phổi, viêm phổi, lao phổi, thuyên tắc động mạch phổi, tắc nghẽn phế quản,… sẽ rất dễ xuất hiện tình trạng suy hô hấp. Ngoài ra, tình trạn phù phổi cấp do suy tim cũng gây ra suy hô hấp.
  • Nguyên nhân ngoài phổi: Trên thực tế có những người bệnh bị suy hô hấp dù không mắc các bệnh lý về phổi. Phần lớn những trường hợp này bị xuất hiện các khối u gần đường hô hấp như u thanh quản, u thực quản vùng cổ, u khí quản gây chèn ép và tắc đường dẫn khí. Mức độ suy hô hấp ở trường người bệnh này thường nghiêm trọng và nguy hiểm. Ngoài ra, những người bị nhiễm trùng thanh quản, bị hóc dị vật hoặc thức ăn ở thanh quản cũng có nguy cơ cao bị suy hô hấp. Bên cạnh đó, những tổn thương liên quan đến xương khớp như gãy xương sườn hay bị tổn thương hệ thần kinh cũng có thể gây ra suy hô hấp.

Gãy xương sườn cũng có thể gây suy hô hấp

Các bệnh lý liên quan đến xương hoặc tổn thương thần kinh cũng là nguyên nhân gây suy hô hấp (Ảnh minh hoạ)

Điều trị suy hô hấp

Nguyên tắc trong điều trị suy hô hấp là đưa oxy vào phổi và các cơ quan quan trọng, loại bỏ lượng carbon dioxide ra khỏi cơ thể. Đồng thời làm giảm các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Việc điều trị cũng còn phụ thuộc vào các yếu tố như nguyên nhân gây bệnh, tình trạng suy hô hấp của người bệnh là suy hô hấp cấp tính hay suy hô hấp mạn tính. Hiện nay, có một số phương pháp điều trị suy hô hấp được áp dụng phổ biến gồm:

Liệu pháp oxy

Về cơ bản, mục đích chính của phương pháp này là đưa oxy vào phổi người bệnh. Từ đó, làm tăng khả năng hô hấp, tăng lượng oxy tới các cơ quan. Khi sử dụng phương pháp này, các bác sĩ sẽ sử dụng một số kỹ thuật như đặt ống thông mũi, sử dụng mặt nạ thông khí, thông khí áp lực dương không xâm lấn, sử dụng máy thở cơ học, mở khí quản, oxy hoá màng ngoài cơ thể,…

Dùng thuốc

Căn cứ vào tình trạng bệnh lý cụ thể cũng như thể trạng của người bệnh, các bác sĩ có thể cho bệnh nhân sử dụng thuốc kháng sinh để loại bỏ các tác nhân gây nhiễm trùng phổi; thuốc giãn phế quản giúp khơi thông đường thở, điều trị các cơn hen suyễn; Corticoid để thu nhỏ đường thở, điều trị các triệu chứng của viêm đường thở,…

Điều trị suy hô hấp bằng thuốc

Sử dụng thuốc là phương pháp được áp dụng khá phổ biến (Ảnh minh hoạ)

Sử dụng máy thở

Với những trường hợp bệnh nhân không thể tự thở được hoặc liệu pháp oxy không có tác dụng, bác sĩ sẽ cho người bệnh sử dụng máy thở. Phương pháp này có tác dụng đẩy không khí vào phổi, giảm lượng carbon dioxide để người bệnh có được lượng oxy cần thiết mà không cần thực hiện thao tác hít thở như bình thường. 

Ngoài ra, những người bệnh bị chứng ngưng thở khi ngủ se được đeo mặt nạ qua mũi hoặc miệng kết hợp với máy áp lực dương liên tục CPAP.

Mở khí quản

Mở khí quản là phương pháp phẫu thuật. Sử dụng phương pháp này, các bác sĩ sẽ mở một đường ở cổ và khí quản, đặt một ống thông nhỏ để hỗ trợ việc thở dễ dàng hơn. Ống thông này được kết nối trực tiếp với máy thở.

Đặt nội khí quản

Phương pháp này được chỉ định với những trường hợp bị suy đường hô hấp trên; các phương pháp trên không thể giải quyết được; bệnh nhân phải thở máy dài ngày,…

Đặt nội khí quản có 2 phương pháp là đặt nội khí quản qua mồm và đặt nội khí quản qua mũi. Phương pháp qua mồm dễ đặt và thao tác nhanh. Tuy nhiên phải sử dụng đèn soi thanh quản, người bệnh có thể cắn phải ống và gặp khó khăn khi vệ sinh răng miệng. Với phương pháp đặt nội khí quản qua mũi, không cần sử dụng đèn soi, sử dụng lâu dài. Tuy nhiên, phương pháp này lại gây ra khó chịu cho người bệnh (gây viêm loét, chảy máu mũi,..), khó chăm sóc và ống cũng dễ bị tắc.

Bên cạnh những phương pháp điều trị suy hô hấp phổ biến ở trên, tuỳ vào thể trạng của người bệnh, bác sĩ có thể lựa chọn áp dụng một số phương pháp khác như:

  • Hỗ trợ hô hấp, hô hấp nhân tạo;
  • Rửa phế quản;
  • Bổ sung kiềm để chống nhiễm toan;
  • Sử dụng các loại thuốc kích thích hô hấp;
  • Sử dụng các loại kháng sinh có hoạt lực mạnh;
  • Khai thông đường dẫn khí thông qua các thủ thuật như móc mũi, mồm, nâng hàm, đặt canuyn Mayo để nâng lưỡi, luồn dây polyten qua màng giáp nhãn, hút đờm rãi, máu mủ trong khí – phế quản,…

Suy hô hấp là bệnh lý nguy hiểm và có thể để lại nhiều biến chứng suy hô hấp nguy hiểm. Bởi vậy người bệnh suy hô hấp cần được chăm sóc và điều trị kịp thời, đúng cách để tránh những diễn biến xấu có thể xảy ra.

Hồng Anh

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm