Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Gừng chưng đường phèn có tác dụng gì?

Ngày 19/01/2025
Kích thước chữ

Gừng chưng đường phèn được biết đến như một trong những bài thuốc dân gian giúp tiêu đờm, giảm ho, tăng sức đề kháng hiệu quả. Trong bài viết hôm nay, Nhà thuốc Long Châu sẽ cùng quý bạn đọc tìm hiểu thêm về công dụng của gừng chưng đường phèn.

Gừng chưng đường phèn được sử dụng phổ biến để trị ho, tăng cường sức khỏe và cải thiện bệnh về đường hô hấp. Để biết rõ hơn gừng chưng đường phèn có công dụng gì, bạn hãy tham khảo ngay những chia sẻ dưới đây.

Công dụng của gừng chưng đường phèn

Gừng chưng đường phèn là bài thuốc dân gian được sử dụng để trị ho, giảm viêm họng. Ngoài ra, gừng chưng đường phèn cũng đem lại cho sức khỏe những lợi ích khác như:

Giảm ho, làm dịu cổ họng

Gừng chưng đường phèn được sử dụng như một biện pháp tự nhiên giúp giảm ho và làm dịu cổ họng một cách hiệu quả, nhanh chóng. Khi thời tiết thay đổi bất chợt, bạn cảm thấy cổ họng đau rát khó chịu, hãy ngậm một ít gừng chưng đường phèn để cảm thấy tốt hơn.

Gừng chưng đường phèn có tác dụng gì? 1
Gừng chưng đường phèn giúp trị ho, giảm đau rát họng

Trong đường phèn hoạt chất kích thích sản sinh nước bọt trong cổ họng, từ đó hỗ trợ làm dịu niêm mạc họng, thông hơi đường hô hấp và giảm sự kích thích dẫn đến những cơn ho. Bên cạnh đó, gừng lại là dược liệu chống viêm, kháng khuẩn tốt, giảm nhanh cơn ho và cảm giác đau cổ họng.

Nghiên cứu cũng chứng minh sử dụng gừng nói chung hay gừng chưng đường phèn nói riêng có thể ngăn chặn những protein gây viêm trong cơ thể, từ đó giảm nguy cơ viêm họng, viêm phế quản, giảm đau amidan, giảm ho nhanh chóng.

Tốt cho tỳ và phế

Trong Đông y, đường phèn có công dụng bổ sung ích khí, nhuận phế,… nên gừng chưng đường phèn thích hợp dùng để giảm cảm giác khó chịu, làm dịu cổ họng, giảm đau rát họng trong các trường hợp viêm họng, viêm khí phế quản.

Giải nhiệt cơ thể

Ngược lại với đường cát thông thường dễ gây nóng trong, đường phèn có tính mát, hỗ trợ thanh nhiệt, giải độc rất hiệu quả. Nóng trong người cũng là một trong những nguyên nhân gây đau rát họng nên sử dụng gừng ngâm đường phèn hỗ trợ thanh nhiệt, thải độc cơ thể, kích thích quá trình trao đổi chất từ bên trong. Những chất điện giải do đường phèn cung cấp cũng góp phần giữ cơ thể mát hơn, giảm các căng thẳng, bệnh lý do nhiệt độ cao, nóng trong người gây nên.

Gừng chưng đường phèn có tác dụng gì? 2
Đường phèn có công dụng thanh nhiệt, giải độc, hỗ trợ giảm đau họng

Tăng cường miễn dịch

Gừng chưng đường phèn có tác dụng gì? Gừng là loại gia vị có thể làm dịu cơn ho, đau cổ họng, cải thiện tốc độ phục hồi của cơ thể do trong gừng có các hợp chất tăng cường sức đề kháng từ bên trong. Hầu hết các triệu chứng ho do viêm họng đều do virus gây ra, bao gồm cả bệnh cảm lạnh, cảm cúm và tăng bạch cầu đơn nhân. Tuy thuốc cảm không thể tiêu diệt virus gây bệnh nhưng gừng thì có thể.

Một nghiên cứu thực hiện trong phòng thí nghiệm cho thấy gừng hay gừng chưng đường phèn có thể kích thích hệ thống miễn dịch tiêu diệt virus hiệu quả hơn. Qua đó chỉ ra rằng gừng có khả năng giảm nguy cơ đau họng, giảm triệu chứng viêm họng, viêm phế quản nhanh hơn, thời gian phục hồi cũng ngắn hơn.

Cách làm gừng chưng đường phèn đúng cách

Gừng chưng đường phèn là bài thuốc chữa ho, đau họng hiệu quả, dùng được cho hầu hết mọi đối tượng, kể cả trẻ em. Để làm gừng chưng đường phèn đúng cách, bạn có thể tham khảo hướng dẫn dưới đây.

  • Rửa sạch 1 nhánh gừng tươi, để nguyên vỏ và thái lát mỏng.
  • Cho gừng và đường phèn tùy thích vào chén, đem hấp cách thủy trong 15 – 20 phút.
  • Gừng chưng đường phèn sau khi để nguội bạn hãy chắt lấy nước, ngậm từng ngụm nhỏ và từ từ nuốt xuống, uống khoảng 2 – 3 lần/ngày, liên tục 3 – 4 ngày sẽ thấy rõ hiệu quả giảm ho, giảm viêm họng rõ rệt.
Gừng chưng đường phèn có tác dụng gì? 3
Không nên lạm dụng gừng chưng đường phèn gây hại cho dạ dày

Lưu ý khi sử dụng gừng chưng đường phèn

Mặc dù gừng chưng đường phèn có hiệu quả cao trong việc giảm đau rát họng, cắt cơn ho nhưng không phải ai cũng thích hợp với bài thuốc dân gian này. Một số trường hợp dưới đây không nên sử dụng gừng chưng đường phèn để trị ho.

  • Người bị viêm loét dạ dày hoặc có khối u ở tuyến tiêu hóa.
  • Người bị sỏi mật, viêm gan không nên dùng gừng chưng đường phèn.
  • Người bị cao huyết áp.
  • Người mắc bệnh tiểu đường hoặc có chỉ số đường huyết cao.

Ngoài ra, khi lạm dụng quá nhiều gừng sẽ gây phản ứng như ợ hơi, đầy bụng hoặc tiêu chảy nên bạn không dùng quá nhiều gừng chưng đường phèn, chỉ nên uống 2 – 3 lần/ngày, mỗi ngày 1 thìa là được. Nếu cơn ho kéo dài không đỡ hoặc kèm theo triệu chứng khó chịu khác, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám, tư vấn điều trị kịp thời.

Gợi ý một số cách trị ho khác từ gừng

Ngoài gừng chưng đường phèn còn có rất nhiều bài thuốc khác chữa ho hiệu quả từ củ gừng như:

Gừng kết hợp với muối: Muối có thể hoạt động diệt khuẩn trên lớp niêm mạc cổ họng, đồng thời chống lại sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh. Nhờ đó, kết hợp gừng với muối tạo nên hỗn hợp kháng khuẩn mạnh, bảo vệ cổ họng trước tác nhân gây bệnh. Cách thực hiện cũng tương đối đơn giản, bạn chỉ cần giã nhuyễn gừng, đun hỗn hợp gừng, muối và nước đến khi cạn còn 1/2 lượng nước ban đầu thì tắt bếp, chắt lấy nước uống khi còn ấm.

Gừng kết hợp với mật ong: Gừng với mật ong là bài thuốc giảm ho hiệu quả bởi cả 2 nguyên liệu này đều có đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn tốt, hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, nhanh chóng cắt giảm cơn ho, đau rát cổ họng. Để thực hiện bài thuốc này, bạn cạo sạch vỏ gừng, giã nhuyễn cho vào cốc nước nóng, thêm mật ong, khuấy đều và uống buổi sáng.

Gừng chưng đường phèn có tác dụng gì? 4
Gừng kết hợp với mật ong là thức uống rất tốt cho cơ thể, đặc biệt là người mắc bệnh đường hô hấp

Gừng kết hợp với quả lê: Lê là loại quả có vị chua nhẹ, ngọt thanh và rất tốt cho cổ họng, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu đờm. Khi bị ho có đờm, bạn có thể dùng gừng đập dập hấp với lê cắt lát và đường phèn, chắt lấy nước uống hoặc ăn cả phần cái sẽ càng tốt hơn.

Gừng chưng đường phèn là bài thuốc quý chữa viêm họng, giảm ho hiệu quả nhưng không nên lạm dụng. Nếu bị ho nặng, ho liên tục, ho ra máu,… người bệnh không nên tự điều trị tại nhà, tốt nhất nên đến bệnh viện thăm khám và tiến hành điều trị theo chỉ dẫn cụ thể của bác sĩ.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.