Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hạ đường huyết là bệnh thường gặp khi lượng đường trong máu giảm xuống mức thấp dưới 70mg/dL. Triệu chứng của bệnh dễ nhận biết nhưng hạ đường huyết nên ăn gì? Bài viết sau sẽ giúp bạn gợi ý thực đơn 3 bữa/ngày cho người dễ hạ đường huyết.
Hạ đường huyết khiến người bệnh cảm thấy chóng mặt, đau đầu, hoa mắt, mắt nhìn mờ, suy nhược và lo lắng. Bệnh có thể hỗ trợ khắc phục bằng chế độ ăn phù hợp. Vậy hạ đường huyết nên ăn gì?
Tình trạng hạ đường huyết không hề hiếm gặp, thậm chí theo một cuộc khảo sát diện rộng cho thấy có đến 60% người trưởng thành từng bị hạ đường huyết ít nhất 1 lần. Vậy hạ đường huyết là gì và hạ đường huyết nên ăn gì?
Hạ đường huyết là hiện tượng khi lượng đường trong máu giảm đột ngột xuống dưới ngưỡng tối thiểu (thấp hơn 70mg/dL) dẫn đến tình trạng cơ thể thiếu hụt nghiêm trọng glucose cần thiết cho hoạt động, cơ thể rơi vào trạng thái rối loạn.
Bệnh hạ đường huyết thường liên quan đến một số bệnh khác về chỉ số đường huyết như rối loạn nội tiết tố, bệnh hiểm nghèo, tiểu đường hoặc khi người bệnh uống quá nhiều rượu bia. Khi cơ thể sản sinh quá nhiều insulin sau khi ăn sẽ gây nên hiện tượng đường huyết phản ứng, có dấu hiệu hạ đường huyết sau khi ăn khoảng 4 giờ.
Biểu hiện ban đầu của bệnh không mấy nghiêm trọng nhưng nếu không kịp thời phát hiện và điều trị, xử lý kịp thời sẽ dẫn đến nguy hiểm, thậm chí là tử vong. Bạn có thể nhận diện nhanh hạ đường huyết thông qua một số triệu chứng phổ biến như:
Ngoài những biểu hiện nêu trên, hạ đường huyết còn có thể dẫn đến một số triệu chứng không phổ biến khác như bước đi loạng choạng, mất thăng bằng khi đi,... Khi này, bệnh nhân cần được xử lý sớm với biện pháp tức thời, sau đó chuyển đến bệnh viện gần nhất để tránh biến chứng nặng nề hơn.
Hạ đường huyết nên ăn gì có lẽ là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là đối tượng dễ hoặc thường xuyên có triệu chứng bị hạ đường huyết.
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng với bệnh nhân bởi nếu ăn uống kém khoa học có thể dẫn đến sụt giảm glucose trong máu, là nguyên nhân gây ra hạ đường huyết. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu khám phá ngay thực đơn tốt cho người hạ đường huyết dưới đây nhé.
Bữa sáng là bữa ăn chính trong ngày, có nhiệm vụ cung cấp dinh dưỡng để cơ thể bắt đầu một ngày mới. Vì vậy, người bị hạ đường huyết không nên bỏ qua bữa ăn sáng. Khi vừa thức dậy, lượng đường trong máu khả năng cao sẽ bị giảm, cần có bữa ăn sáng để bổ sung lượng đường đã mất đi, tránh tình trạng hạ đường huyết trong ngày.
Với người dễ bị hạ đường huyết nên ăn gì? Bạn không nên uống nước trái cây quá ngọt vào bữa sáng vì có thể làm đường huyết không ổn định, thay vào đó hãy uống một cốc nước hoa quả không thêm đường nhé. Bữa sáng nên là những món ăn như:
Bạn đang thắc mắc không biết hạ đường huyết nên ăn gì vào bữa trưa? Vậy hãy lưu ý thực đơn dưới đây để cơ thể luôn tràn đầy năng lượng và đường huyết được ổn định, bạn nhé.
Bữa tối nên ăn nhẹ nhàng, ưu tiên những thực phẩm có lượng đường ổn định để tránh làm chỉ số đường huyết tăng đột ngột. Nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích người dễ bị hạ đường huyết nên giảm ăn bữa tối hoặc giảm lượng thực phẩm ăn trong bữa tối. Thực đơn lý tưởng bạn có thể áp dụng gồm có:
Hạ đường huyết nên ăn gì vào bữa nhẹ? Bữa nhẹ là bữa bổ sung năng lượng để tiếp tục công việc và giảm cảm giác đói, hạ đường huyết khi 2 bữa trưa và bữa tối cách nhau quá xa. Với người thường xuyên bị hạ đường huyết thì bữa ăn nhẹ rất quan trọng trong việc ổn định đường huyết, giảm mệt mỏi, kích thích tinh thần làm việc. Một số lựa chọn hoàn hảo cho bữa phụ bạn có thể tham khảo như:
Hạ đường huyết do rất nhiều nguyên nhân gây nên và khó phòng tránh nên việc biết cách kiểm soát mỗi khi hạ đường huyết là điều cần thiết cho mọi người. Ngay khi nhận thấy bản thân có dấu hiệu bị hạ đường huyết, bạn cần:
Như vậy câu hỏi hạ đường huyết nên ăn gì đã vừa được Nhà thuốc Long Châu giải đáp qua bài viết trên, mong rằng có thể giúp ích cho bạn đọc. Khi có triệu chứng hạ đường huyết nặng, nạp bổ sung carbohydrate không có hiệu quả mà cần chuyển người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.
Hồng Nhung
Nguồn tham khảo: Tổng hợp