Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Viêm hạch bạch huyết là một dấu hiệu của tình trạng nhiễm trùng. Vì trẻ nhỏ thường xuyên tiếp xúc với các bệnh nhiễm trùng, trẻ bị sưng hạch ở cổ hay nách là hiện tượng thường gặp hơn so với người lớn.
Hạch bạch huyết được xem là các cơ quan của hệ thống miễn dịch. Chúng hoạt động như những bộ lọc cực nhỏ, bắt virus và vi khuẩn để các tế bào bạch cầu tiêu diệt. Đồng thời, các hạch bạch huyết cũng tạo ra các chất giúp tiêu diệt vi trùng gây nhiễm trùng. Theo đó, sưng hạch bạch huyết là một dấu hiệu của tình trạng nhiễm trùng.
Hạch (còn gọi là hạch bạch huyết hay hạch lympho) là một bộ phận của hệ bạch huyết trong cơ thể. Hệ bạch huyết gồm có dịch bạch huyết, mạch bạch huyết, amidan, tuyến ức, lá lách và các hạch lympho. Tổng cộng có trên 600 hạch bạch huyết trong cơ thể. Theo đó, một phần trong số đó nằm bên dưới bề mặt của da, một số khác lại nằm sâu trong khoang ngực, khoang bụng.
Hạch bạch huyết có vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch. Trong dịch bạch huyết có chứa các tế bào bạch cầu và các thứ khác giúp chống lại tình trạng nhiễm trùng. Khi chất dịch này di chuyển qua mạch bạch huyết (một mạng lưới tĩnh mạch chạy song song với hệ thống tuần hoàn máu), được lọc bởi các hạch bạch huyết. Bất kỳ một điều gì bất thường, ví dụ như các tác nhân truyền nhiễm hay tế bào ung thư sẽ bị bắt giữ để trung hòa.
Ngoài ra, hạch bạch huyết cũng có thể đáp ứng với hiện tượng dị ứng xảy ra trên da hoặc gần mũi, họng và tai. Vì vậy, viêm hạch bạch huyết ở trẻ em có thể xảy ra nếu trẻ bị côn trùng cắn hoặc bị sốt. Đây là một phản ứng bình thường của cơ thể.
Các hạch bạch huyết nằm khắp cơ thể người, bao gồm:
Hạch phía ngoài cơ thể sát da
Hạch bên trong cơ thể
Nổi hạch có nghĩa là tình trạng sưng hạch bạch huyết. Đây là những tuyến hình hạt đậu tập trung nhiều ở cổ, nách, bẹn, ngực và bụng. Các tuyến này hoạt động như bộ lọc cho dịch bạch huyết, vốn chứa các tế bào bạch cầu giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng. Tình trạng sưng hạch bạch huyết có thể xảy ra chỉ ở 1 vùng trên cơ thể, chẳng hạn như cổ hoặc có thể ảnh hưởng đến các hạch bạch huyết khắp cơ thể. Trong đó, trẻ bị sưng hạch bạch huyết ở cổ là vị trí phổ biến nhất.
Gần như tất cả trẻ em đều sẽ bị nổi hạch vào một thời điểm nào đó trong thời kỳ thơ ấu. Đó là bởi vì tình trạng sưng hạch bạch huyết thường xảy ra với các bệnh nhiễm trùng do vi rút hoặc vi khuẩn như cảm lạnh, cúm hoặc viêm họng liên cầu, vốn khá thường gặp trong những năm đầu đời.
Hạch bạch huyết thuộc hệ thống miễn dịch và có vai trò chống lại nhiễm trùng và bệnh tật khác. Do đó, khi cơ thể bị tấn công bởi các tác nhân vi sinh vật hay hệ thống miễn dịch có phản ứng với tác nhân lạ và các hạch bạch huyết sẽ trở nên lớn hơn.
Các hạch bạch huyết khi bị sưng lên thường có vị trí phân bố gần nguồn lây nhiễm. Vì vậy, sưng hạch bạch huyết xảy ra ở đâu sẽ có thể giúp tìm ra nguyên nhân. Ví dụ, một em bé bị sưng hạch ở cổ có thể là do nhiễm trùng da đầu; trẻ bị sưng hạch bạch huyết xung quanh hàm có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng răng hoặc miệng.
Tuy nhiên, hiện tượng viêm hạch bạch huyết ở trẻ em cũng có thể ảnh hưởng đến các hạch bạch huyết trên toàn cơ thể. Điều này thường gặp ở một số bệnh do vi rút như mono (bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng) hoặc bệnh thủy đậu.
Ngoài ra, các nguyên nhân khác cũng có thể gây viêm hạch bạch huyết ở trẻ em bao gồm:
Ở trẻ em, bình thường có thể sờ thấy một số hạch bạch huyết như những cục nhỏ di động dưới da. Nhưng nếu các hạch bạch huyết lớn hơn bình thường, trẻ có thể bị nhiễm trùng hoặc có vấn đề khác.
Các triệu chứng phổ biến nhất bao gồm:
Tùy thuộc vào nguyên nhân, các triệu chứng khác mà trẻ cũng có thể mắc phải bao gồm:
Lúc này, cha mẹ cần biết là các triệu chứng của sưng hạch bạch huyết cần được xem như các tình trạng sức khỏe bất thường khác. Hãy chắc chắn rằng con sẽ được hẹn gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị thích hợp.
Khi một trẻ bị sưng hạch bạch huyết đến khám, bác sĩ sẽ cần hỏi nhiều câu hỏi về tiền sử sức khỏe và các triệu chứng hiện tại của trẻ, ví dụ liệu trẻ có từng bị những người khác bị nhiễm trùng như viêm họng do liên cầu khuẩn tiếp xúc hay không, trẻ có nuôi chó hay mèo không, do một vết xước từ vật nuôi có thể gây sưng hạch bạch huyết.
Tiếp theo, bác sĩ sẽ kiểm tra cho trẻ, xem xét kỹ các khu vực bị sưng hạch bạch huyết để kiểm tra kích thước và vị trí của các hạch. Bác sĩ cũng sẽ muốn biết trẻ đã bị sưng hạch bạch huyết trong bao lâu và có đau không.
Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ đề nghị thực hiện một số xét nghiệm chẩn đoán và tìm nguyên nhân sưng hạch bạch huyết, có thể bao gồm:
Việc điều trị tình trạng sưng hạch bạch huyết sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân. Tuy nhiên, các hạch bạch huyết có thể sưng lên thoáng qua do phản ứng miễn dịch thông thường để bảo vệ cơ thể một cách vô hại và tự khỏi mà không cần điều trị gì. Tuy nhiên, trong phần lớn trường hợp, bác sĩ sẽ cần dùng thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn tiềm ẩn, chẳng hạn như viêm họng liên cầu, nhiễm trùng tai hoặc da.
Ngược lại, nếu trẻ bị sưng hạch bạch huyết không cải thiện, cần đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa để được rạch hoặc dẫn lưu hoặc kiểm tra nhiều hơn, xét nghiệm chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Tóm lại, các hạch bạch huyết là một phần của hệ thống miễn dịch và giúp chống lại nhiễm trùng. Tình trạng viêm hạch bạch huyết ở trẻ em là biểu hiện cơ thể đang chống lại nhiễm trùng hoặc các bệnh khác. Vì các hạch bạch huyết sưng lên thường gần nguồn lây nhiễm và vị trí của chúng có thể giúp tìm ra nguyên nhân, trẻ cần được chẩn đoán và điều trị trực tiếp trên nguyên nhân gây ra nổi hạch. Ngược lại, nếu cha mẹ bỏ qua tình trạng nổi hạch thì có thể trì hoãn việc điều trị nhiễm trùng nặng và bệnh sẽ có thể nặng hơn.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.