Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Khỏe đẹp

Hai răng cửa của bé bị hở do nguyên nhân nào và cách cải thiện

Kim Ngân

25/12/2024
Kích thước chữ

Hai răng cửa của bé bị hở trong giai đoạn mọc răng là lo lắng của nhiều ba mẹ, vì lo rằng không thể khắc phục được và trở thành nguyên nhân gây mất tự tin ở trẻ cũng như khả năng cao mắc các bệnh lý răng miệng.

Có khoảng trống giữa hai răng cửa là tình trạng răng miệng dễ gặp ở các bé trong độ tuổi mọc răng sữa, nên việc chủ động tìm hiểu các nguyên nhân cũng như cách khắc phục từ sớm cho con là vấn đề quan tâm của nhiều ba mẹ vì lo rằng răng thưa sẽ gây tâm lý tự ti trong các hoạt động mỗi ngày của bé. Vậy hai răng cửa của bé bị hở​ xuất hiện do đâu và giải pháp khắc phục là gì? Mời bạn đọc cùng theo dõi qua bài viết sau đây nhé.

Nguyên nhân dẫn đến hai răng cửa của bé bị hở​

Hai răng cửa của bé bị hở trong giai đoạn trẻ mọc răng sữa từ 6-33 tháng sẽ không đáng lo ngại bằng lúc bé mọc răng vĩnh viễn từ 6-12 tuổi, thông thường răng vĩnh viễn sẽ lấp kín cung hàm, lúc này các răng sẽ sát khít và đều nhau. Tuy vậy thực tế vẫn có một số trường hợp ngoại lệ hai răng cửa của bé bị hở trong giai đoạn mọc răng vĩnh viễn, nguyên nhân chủ yếu từ:

Do cơ địa khi sinh ra

Thực tế các trường hợp trẻ có cấu tạo hàm bị thiếu răng hoặc không mọc đủ răng không phải là tình trạng hiếm thấy, vì có các khoảng trống thiếu răng, nên các răng xung quanh sẽ theo quán tính sát lại với nhau nên dẫn đến hai răng cửa của bé bị hở.

Hai răng cửa của bé bị hở: Nguyên nhân, tác hại và cách cải thiện 1
Cấu tạo hàm bị thiếu răng bẩm sinh cũng là nguyên nhân dẫn đến hai răng cửa của bé bị hở

Do cung và hình thể răng không đồng đều

Nói về nguyên nhân trẻ có kẽ hở giữa hai răng cửa, nhiều chuyên gia cho răng trẻ có cấu tạo cung răng đều nhưng kích thước răng cửa lại nhỏ hơn nên dẫn đến trường hợp bị thưa răng.

Do mắc các bệnh lý răng miệng

Nguyên nhân tiếp theo dẫn đến việc hai răng cửa bị hở là khi trẻ mắc các bệnh lý về răng miệng như tụt lợi, sâu răng, viêm nướu răng,...

Do phanh môi bám thấp

Phanh môi bám thấp là tình trạng phanh môi bám sâu bên trong cung xương hàm trên hoặc bám dính vào đỉnh hàm trên, nên khi răng cửa của bé mọc ra thì sẽ bị tẽ ra và tạo thành các kẽ hở.

Do có thói quen xấu

Theo nhận định từ bác sĩ cho biết các bé có thói quen đẩy lưỡi ra trước, theo thời gian răng cửa sẽ bị đẩy lệch ra trước tạo thành khe thưa. Đồng thời trong thói quen chăm sóc răng miệng mỗi ngày, trẻ cũng dùng đánh răng với lực mạnh hoặc thậm chí dùng tăm xỉa răng nên dẫn đến mài mòn răng và tổn thương nướu.

Do răng mọc sai vị trí

Các răng mọc ngoài vị trí bình thường như mọc ngược hoặc có dấu hiệu răng mọc ngầm cũng đều tạo khoảng trống trên cung hàm.

Hai răng cửa của bé bị hở: Nguyên nhân, tác hại và cách cải thiện 2
Răng mọc ngầm hoặc mọc ngược cũng sẽ tạo khoảng trống trên răng hàm

Hai răng cửa của bé bị hở​ có ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng không?

Nhiều ba mẹ nghĩ việc hai răng cửa của bé bị hở sẽ không tác động đến các hoạt động sinh hoạt mỗi ngày, nhưng thực tế lại có nhiều ảnh hưởng hơn gia đình nghĩ, cụ thể:

Dễ mắc bệnh về răng miệng và dạ dày

Trong chức năng nhai, răng cửa đảm nhiệm vai trò cắn và chia nhỏ thức ăn để hỗ trợ răng hàm cắt nhỏ lần hai, sau đó nghiền nhỏ và đẩy thức ăn từ khoang miệng xuống đường tiêu hóa.

Nếu lực nhai của răng cửa bị yếu đi, thức ăn không được nghiền kỹ trước khi xuống dạ dày, bé sẽ dễ mắc các vấn đề về tiêu hóa. Hơn nữa thức ăn thừa dễ bám vào kẽ hở răng, tăng nguy cơ mắc bệnh sâu răng và viêm nha chu.

Hai răng cửa của bé bị hở: Nguyên nhân, tác hại và cách cải thiện 3
Hai răng cửa của bé bị hở​ sẽ làm giảm lực nhai dẫn đến thức ăn không được nghiền nhỏ trước khi đưa xuống dạ dày

Có thể làm lệch khớp cắn, biến dạng xương hàm

Ảnh hưởng tiếp theo khi hai răng cửa của bé bị hở​ đó là răng mọc sai vị trí, dẫn đến lệch khớp cắn khiến trẻ khó nhai và cắn xé thức ăn. Tình trạng sai lệch khớp cắn kéo dài sẽ tác động cơ hàm gây co thắt và đau vùng khớp thái dương hàm.

Đặc biệt biến chứng nghiêm trọng hơn đó là trẻ bị biến dạng xương hàm và phải chịu nhiều tác động nghiêm trọng về thể xác lẫn tinh thần như:

  • Gặp khó khăn khi nhai nuốt và phát âm;
  • Bị lệch xương sau khớp cắn và lép phần mềm;
  • Bị biến dạng khuôn mặt gây mất tự tin khi giao tiếp.

Dễ bị mất răng

Khi khoảng cách liên kết giữa các răng cửa càng xa, vi khuẩn sẽ dễ tấn công vào khung hàm, khiến răng yếu dần đi và dễ lung lay. Trường hợp bị mất răng có thể thấy nhiều ở những người lớn tuổi.

Hai răng cửa của bé bị hở: Nguyên nhân, tác hại và cách cải thiện 4
Vi khuẩn dễ phát triển và tấn công vào các kẽ hở răng của trẻ gây nhiều vấn đề răng miệng

Hai răng cửa của bé bị hở​ có cải thiện được không?

Như đã đề cập nếu răng cửa bị thưa trong thời điểm trẻ mọc răng sữa, ba mẹ không nên can thiệp chỉnh răng vì sẽ không đạt hiệu quả trong giai đoạn này. Nhưng nếu trẻ đã mọc răng vĩnh viễn mà vẫn bị thưa, ba mẹ có thể tham khảo qua các cách chỉnh nha sau đây:

Phương pháp trám răng

Trám răng là kỹ thuật chỉnh nha sẽ được chỉ định khi hai răng cửa của bé bị hở khoảng 2mm. Theo đó bác sĩ sẽ sử dụng Composite để lấp vào kẽ hở để phục hồi hình dáng ban đầu của răng, để răng bé sát khít và đều lại với nhau.

Tuy nhiên trám răng chỉ phù hợp với các bé bị răng thưa ít, nếu thưa nhiều sẽ không áp dụng được vì miếng trám không bền và dễ bị bong tróc.

Phương pháp niềng răng

Kỹ thuật chỉnh nha tiếp theo là niềng răng ít xâm lấn và được đánh giá có hiệu quả lâu dài, phù hợp cho các trường hợp răng thừa nhiều từ 30mm. Tuy không có hiệu quả nhanh chóng nhưng từ 18-24 tháng răng sẽ từ từ dịch chuyển về đúng vị trí.

Hy vọng qua bài viết trên bạn đọc sẽ có thêm thông tin về tình trạng hai răng cửa của bé bị hở​, cũng như biết được những nguyên nhân dẫn đến và các bệnh lý về răng miệng có thể gặp nếu không tìm cách khắc phục sớm cho trẻ. Thêm nữa ba mẹ cũng có thể giáo dục sớm cho trẻ về việc chăm sóc sức khỏe răng miệng, để bé ý thức được những tác hại có thể gặp nếu không đánh răng đúng cách.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin