Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Có nhiều người cho rằng việc mất một chiếc răng không gây ra tác động đáng kể đến sức khỏe. Tuy nhiên, hậu quả mất răng vĩnh viễn ở người trưởng thành có thể dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng.
Mất răng mặc dù không đe dọa tính mạng, nhưng lại có thể gây ra những vấn đề về thẩm mỹ và tác động đáng kể đến khả năng nhai cũng như sức khỏe răng miệng tổng thể. Cùng Long Châu tìm hiểu một số thông tin về hậu quả mất răng vĩnh viễn ở người trưởng thành cùng với các phương pháp khắc phục hiệu quả trong bài viết đây.
Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng mất răng vĩnh viễn bao gồm:
Để ngăn chặn những hậu quả mất răng gây ra, việc duy trì sức khỏe răng miệng thông qua việc chăm sóc răng miệng định kỳ và ăn uống cân đối là rất quan trọng.
Hậu quả của việc mất răng? Bất kể nguyên nhân là gì, việc mất răng ở người trưởng thành không thể phục hồi được và có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như sau:
Tác hại của việc mất răng lâu năm không chỉ làm suy giảm chức năng nhai của răng đó mà còn ảnh hưởng đến răng đối diện, làm giảm khả năng nghiền thức ăn. Điều này có thể dẫn đến nguy cơ đau dạ dày do thức ăn không được nghiền kỹ trước khi tiêu hóa. Đặc biệt, mất răng ở hàm có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng nhai. Suy giảm chức năng nhai cũng làm giảm trải nghiệm ẩm thực hàng ngày và gây rủi ro cho sức khỏe toàn diện.
Mất răng không chỉ làm giảm sức mạnh nhai mà còn có thể gây ra sự xô lệch với các răng còn lại, dẫn đến sự rối loạn khớp cắn. Răng cần phải đặt vào vị trí chính xác để cân bằng và hỗ trợ nhau trong quá trình nhai. Khi mất răng, răng đối diện sẽ mất đi sự nâng đỡ, dẫn đến trồi lên hoặc thòng xuống. Điều này ảnh hưởng đến cơ chế tự nhiên của hàm, gây ra đau đớn khi nhai. Sự mất cân bằng này cũng làm cho các răng bên cạnh dễ bị xô lệch và tạo ra khoảng trống, gây ra các vấn đề về thẩm mỹ và ảnh hưởng đến chức năng nhai.
Hơn nữa, các khe hở giữa răng dễ khiến thức ăn mắc kẹt và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, dẫn đến tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng.
Sau khi mất răng, xương hàm xung quanh ổ răng bị mất dần do hiện tượng đào thải tự nhiên của cơ thể. Việc tiêu xương hàm nhanh chóng ở vùng răng bị mất ảnh hưởng đến thẩm mỹ và khả năng phục hình sau này, đặc biệt khi cần ghép xương. Ngoài ra, hậu quả mất răng còn làm giảm khả năng nâng đỡ hàm răng và gây lỏng lẻo cho răng.
Việc mất răng gây mất cân bằng cho hàm và giảm lực nâng đỡ. Số răng còn lại có thể nghiêng ngẫu nhiên làm tăng áp lực nhai và gây ra biến đổi trong hoạt động của khớp thái dương hàm. Những biến đổi này trong thời gian dài có thể gây ra đau đầu, đau vai và gáy.
Răng đóng vai trò quan trọng trong việc phát âm chính xác. Mất răng làm xuất hiện khoảng trống, gây ra phát âm không rõ ràng. Đặc biệt, mất răng cửa có thể làm giảm tương tác giữa răng, môi và lưỡi, dẫn đến phát âm ngọng.
Việc mất răng ảnh hưởng đến thẩm mỹ và khả năng giao tiếp, đặc biệt là khi nói chuyện hoặc cười. Nếu mất răng hàm, vị trí của các răng còn lại có thể bị xô lệch, làm suy giảm thẩm mỹ của toàn bộ hàm. Hơn nữa, việc phát âm có thể bị thay đổi và gặp khó khăn. Mất răng cũng có thể gây ra hiện tượng tiêu xương, khiến cho khuôn mặt trở nên lõm hóp, da mặt chảy xệ và xuất hiện nếp nhăn, làm tăng nguy cơ lão hóa da sớm.
Mất răng giảm khả năng nhai, làm ảnh hưởng đến việc ăn uống và có thể gây đau khi ăn, vì vậy thường dẫn đến việc người bị mất răng ăn ít thức ăn cần phải nhai nhiều. Điều này có thể gây ra các vấn đề bệnh lý do thiếu vitamin A hoặc táo bón do thiếu chất xơ.
Khi mất răng, thường xuất hiện cảm giác lo lắng và tự ti, đặc biệt khi các răng bị mất ở vị trí dễ thấy, ảnh hưởng đến tâm lý của người mất răng.
Hậu quả mất răng là đa chiều và có thể gây ra nhiều vấn đề khác nhau, từ sức khỏe răng miệng đến tinh thần và tâm lý.
Để hạn chế tác hại của việc mất răng lâu năm, có thể áp dụng một số biện pháp khắc phục để giảm thiểu nguy cơ biến chứng như:
Hàm giả tháo lắp thích hợp cho người cao tuổi hoặc mất nhiều răng. Hàm giả có thể tháo ra để vệ sinh, nhưng có thể bị cong, lệch, khả năng nhai yếu và dễ rơi sau một thời gian sử dụng. Do đó hiện tại phương pháp này ít được sử dụng.
Làm cầu răng sứ là phương pháp thay thế hiệu quả cho việc mất một hoặc nhiều răng trên cùng một vùng. Phương pháp này giảm bớt nhược điểm của hàm giả tháo lắp bằng cách trồng răng giả cố định. Mặc dù cầu răng sứ có khả năng nhai tốt hơn và tự nhiên hơn, nhưng việc làm sạch xung quanh dưới răng còn hạn chế và nguy có cơ sứt mẻ khi ăn đồ cứng.
Cấy ghép Implant là phương pháp hiện đại được ưa chuộng để thay thế một hoặc nhiều răng trong khoang miệng. Kỹ thuật này đem lại khả năng ăn nhai gần như răng thật và không ảnh hưởng đến các răng lân cận. Mặc dù có ưu điểm về tuổi thọ và thẩm mỹ, nhưng cấy ghép Implant cũng có thể gây ra biến chứng phẫu thuật.
Tóm lại, hậu quả mất răng có nguy cơ gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng không chỉ về sức khỏe mà còn về thẩm mỹ. Vì vậy, nếu bạn gặp tình trạng này, hãy tới các cơ sở răng hàm mặt kiểm tra và điều trị sớm để tránh những tác động tiêu cực lâu dài.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.