Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Hậu sản là gì ? Cách nhận biết và phòng ngừa

Ngày 07/02/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Được làm mẹ là niềm hạnh phúc của người phụ nữ, tuy nhiên quá trình mang thai và sinh nở cũng khiến cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi, sức khỏe giảm sút. Vì vậy, sau khi sinh nếu không chăm sóc để cơ thể cẩn thận, phụ nữ rất dễ mắc bệnh hậu sản. Vậy bệnh hậu sản là gì?

Người phụ nữ nào cũng lo lắng về các bệnh hậu sản sau 9 tháng 10 ngày mang thai khó khăn, quá trình sinh nở gian nan để được “mẹ tròn con vuông”. Hãy tìm hiểu về những bệnh lý này để biết cách phòng ngừa và điều trị khỏe mạnh sau thai kỳ.

Hậu sản là gì?

Theo quan niệm y học hiện đại, hậu sản là khoảng thời gian 6 tuần kể từ ngày sinh. Sở dĩ có khoảng thời gian như vậy là do cơ quan sinh dục của người phụ nữ đang phát triển trong quá trình mang thai để sinh con. Sau khi sinh, ngoại trừ bầu ngực vẫn đang phát triển để nuôi em bé, các cơ quan sinh dục dần trở lại bình thường như trước khi sinh con, do đó người phụ nữ nào sau sinh nở tự nhiên cũng sẽ bước vào giai đoạn hậu sản. Nếu không được chăm sóc đặc biệt sau sinh rất dễ mắc một số bệnh. Nhóm bệnh này được gọi chung là các bệnh hậu sản.

Hậu sản là gì ? Cách nhận biết và phòng ngừa 1 Hậu sản là khoảng thời gian 6 tuần kể từ ngày sinh mà phụ nữ sinh thường nào cũng sẽ bước vào giai đoạn này

Cách nhận biết và xử lý các bệnh hậu sản thường gặp

Nhiễm trùng sau sinh

Nhiễm trùng hậu sản là tình trạng nhiễm trùng ở âm đạo, cổ tử cung và tử cung trong 6 tuần đầu sau khi sinh. Nhiễm trùng hậu sản là một biến chứng của quá trình sinh nở gây ảnh hưởng đến sức khỏe thậm chí đe dọa tính mạng người mẹ. 

Triệu chứng:

  • Có thể bị sốt;
  • Sản dịch có mùi hôi;
  • Tử cung co chậm và bị đau.

Băng huyết sau sinh

Phụ nữ bị xuất huyết sau sinh nếu lượng máu nhiều hơn 500 ml sau khi sinh thường hoặc hơn 1000 ml khi sinh mổ. Băng huyết sau sinh thường gặp ở sản phụ sinh nhiều con và con to, sảy thai nhiều lần, có vết mổ ở tử cung.

Triệu chứng:

  • Cơ thể mệt mỏi, tím tái, khát nước, mạch yếu và nhanh, huyết áp có thể tụt (càng nặng càng tốt);
  • Chảy máu từ tử cung qua âm đạo.;
  • Một số trường hợp chảy máu không chảy nhiều qua âm đạo mà đọng lại trong khoang tử cung hoặc tạo thành khối huyết tụ.

Bế sản dịch

Bế sản dịch là hiện tượng sản dịch không thoát ra ngoài được, ứ đọng lại trong buồng tử cung. Nếu không xử lý kịp thời có thể dẫn đến rối loạn đông máu, chảy máu không cầm được và nguy hiểm đến tính mạng. Để tránh tình này, chị em sau sinh nên khám cổ tử cung để phát hiện những dấu hiệu bất thường. Thông thường, bác sĩ sẽ tiến hành nong cổ tử cung để loại bỏ toàn bộ dịch ứ đọng trong tử cung.

Tắc tia sữa 

Hiện tượng tắc tia sữa là hiện tượng sữa không tiết ra hoặc tiết ra rất ít khi có tác động như lực bú của bé. Nếu tắc tuyến sữa không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến áp xe vú, thậm chí hình thành xơ hóa tuyến vú và nhiễm trùng.

Triệu chứng:

  • Bầu ngực căng cứng, đau, mức độ tăng dần khiến mẹ cảm thấy đau và khó chịu;
  • Khi sờ vào bầu ngực thấy một hoặc nhiều cục cứng, sữa tiết ra ít hoặc không tiết ra;
  • Mẹ có thể bị sốt.

Áp xe vú

Áp xe vú là hiện tượng các ổ viêm xuất hiện sâu trong tuyến vú. Những ổ viêm này do vi khuẩn gây ra, chủ yếu là liên cầu và tụ cầu. Vi khuẩn từ đầu vú, lợi dụng vết thương theo ống dẫn sữa xâm nhập và gây viêm tuyến vú. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến áp xe vú.

Triệu chứng:

  • Người bệnh sốt cao, rét run;
  • Ngực sưng, nóng, đỏ, đau;
  • Siêu âm vú có nhiều ổ dịch,
  • Trong một số trường hợp, áp xe vú có thể là dấu hiệu của ung thư vú.
Hậu sản là gì ? Cách nhận biết và phòng ngừa 2 Áp xe vú là hiện tượng các ổ viêm xuất hiện sâu trong tuyến vú

Táo bón và trĩ

Bệnh trĩ và táo bón có thể xảy ra cả sau khi sinh con và trong khi mang thai, và đôi khi trở nên tồi tệ hơn do tử cung mở rộng, gây áp lực lên các tĩnh mạch vùng bụng dưới.

Đại, tiểu tiện không tự chủ

Chứng són tiểu sau sinh có thể gây khó chịu cho một số bà mẹ trong thời gian ngắn. Nguyên nhân của việc đi tiểu không tự chủ khi cười, ho hoặc căng thẳng thường là do sàn bàng quang căng ra trong quá trình mang thai và sinh nở.

Tình trạng đi nặng không kiểm soát thường được cho là do cơ vùng chậu bị kéo căng và suy yếu, rách tầng sinh môn và tổn thương dây thần kinh đối với cơ vòng quanh hậu môn trong quá trình sinh nở. Tình trạng này khá phổ biến ở sản phụ sinh thường và quá trình chuyển dạ kéo dài. 

Chứng sản giật

Sản giật là biến chứng rối loạn tăng huyết áp khi mang trong 3 tháng cuối thai kỳ với triệu chứng: tăng huyết áp, tiền sản giật và phù nề. Tiền sản giật là giai đoạn xảy ra trước khi bị sản giật. Biến chứng xuất huyết não có thể xảy ra ngay sau khi lên cơn sản giật khiến người bệnh hôn mê sâu và tử vong. Sản giật có thể xảy ra 50% trước khi sinh, 25% trong khi sinh và 25% sau khi sinh.

Triệu chứng:

  • Nhiễm độc thai nghén nặng (phù, tăng huyết áp, protein niệu...);
  • Hội chứng tiền sản giật: Nhức đầu, chóng mặt, mờ mắt, buồn nôn, đau bụng,...
  • Sản giật khởi phát đột ngột với 4 giai đoạn: Nhiễm trùng, co cứng, co giật từng cơn, hôn mê. Biến chứng xuất huyết não có thể xảy ra ngay khi mẹ lên cơn sản giật dẫn đến sảy thai, hôn mê sâu và tử vong.

Trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh là tình trạng người phụ nữ bị rối loạn cảm xúc hoặc suy nghĩ tiêu cực, mệt mỏi, buồn chán và lo lắng về nhiều điều trong cuộc sống. Bệnh lý có thể tự khỏi hoặc thậm chí không khỏi nếu không được can thiệp.

Triệu chứng:

  • Suy nhược cơ thể;
  • Lo lắng không rõ nguyên nhân;
  • Hoảng hốt;
  • Căng thẳng;
  • Cảm giác ám ảnh, mất tập trung;
  • Rối loạn giấc ngủ;
  • Mất ham muốn tình dục.

Phòng ngừa biến chứng hậu sản

Chăm sóc sức khỏe

Đối với các mẹ, việc chăm sóc sau sinh đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe sau này. Nếu được chăm sóc cẩn thận cơ thể sẽ nhanh chóng hồi phục và tránh được những biến chứng nguy hiểm sau sinh. 

  • Theo dõi huyết áp;
  • Chú ý các dấu hiệu sốc, choáng, co thắt tử cung;
  • Theo dõi màu sắc, lượng, mùi của sản dịch;
  • Kiểm soát lượng nước tiểu và số lần đi tiêu để hạn chế tình trạng tê liệt ruột và bàng quang;
  • Cần giữ ấm cơ thể, không để cơ thể hạ nhiệt. Nằm trong phòng kín gió, không tắm nước lạnh;
  • Việc vệ sinh vùng kín sạch sẽ;
  • Thai phụ không được ăn gì trong 6 giờ đầu sau mổ. Cần lưu ý nguyên tắc sản phụ ăn từ lỏng đến đặc, ăn cơm khi khí đã xì hơi;
  • Tăng cường các thực phẩm giàu dinh dưỡng như thịt, cá, trứng, sữa…
  • Tránh các gia vị kích thích như ớt, cà phê, chè ảnh hưởng đến chất lượng sữa;
  • Mẹ cần uống đủ nước mỗi ngày, ăn uống điều độ, nhiều rau xanh, trái cây và uống nhiều nước hoa quả để tránh táo bón;
  • Bữa ăn nên có đầy đủ các thành phần như ngũ cốc, đạm, chất béo, chất xơ và vitamin giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng.

Chăm sóc tinh thần

Trung bình mỗi ngày mẹ ngủ khoảng 8 - 9 tiếng. Thông qua giấc ngủ, cơ thể người phụ nữ lấy lại sức khỏe, năng lượng và giúp tiết sữa tốt, đồng thời giúp người mẹ có tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng và trầm cảm sau sinh. Ngoài ra, trách nhiệm và sự quan tâm chăm sóc của các thành viên trong gia đình là rất quan trọng, đặc biệt là người chồng. Việc nên làm lúc này là thấu hiểu, chia sẻ, quan tâm vợ, chăm sóc con cái và giúp đỡ việc nhà để vợ có thời gian nghỉ ngơi.

Hậu sản là gì ? Cách nhận biết và phòng ngừa 3 Người chồng nên thấu hiểu, chia sẻ, quan tâm vợ, chăm sóc con cái để vợ được nghỉ ngơi

Với các bà mẹ sau sinh, việc phục hồi sức khỏe trong khoảng thời gian này là vô cùng quan trọng. Mẹ lấy lại sức khỏe càng sớm thì càng hạn chế tối đa các bệnh hậu sản mắc phải. Hy vọng với những thông tin đã giúp các bạn hiểu hậu sản là gì, triệu chứng và cách phòng tránh giúp ích phần nào cho các mẹ và người thân.

Cao Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm