Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bạn đã bao giờ thắc mắc, cơ thể chúng ta được cấu tạo từ bao nhiêu loại cơ chưa? Hệ thống cơ và vai trò của chúng đối với cơ thể người như nào? Liệu không có cơ bắp, chúng ta có thể sống được hay không? Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên thông qua bài viết dưới đây.
Đa phần chúng ta thường nghĩ rằng, cơ thể người chỉ có một loại cơ và nó có vai trò hỗ trợ cho những cử động của cơ thể. Tuy nhiên thực tế lại khác, cơ được chia thành nhiều nhóm khác nhau và đảm nhiệm những vai trò khác nhau. Để hiểu thêm về hệ thống cơ và vai trò của chúng đối với cơ thể người, mời quý bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.
Cơ thể người được cấu tạo từ nhiều cơ khác nhau và được chia thành ba nhóm chính, với số lượng cơ ở mỗi nhóm là không giống nhau. Để đưa ra một con số cụ thể về tổng số lượng cơ là không thể, có đến hàng tỷ sợi cơ cấu tạo nên cơ thể. Ba nhóm cơ chính bao gồm:
Có khoảng 700 cơ, chiếm khoảng 40 - 50% trọng lượng cơ thể. Tuy nhiên, sau 40 tuổi thì khối lượng của cơ xương bắt đầu giảm dần.
Cơ xương có ở hầu hết các vị trí trên cơ thể, bao gồm: Vùng đầu cổ (cơ gò má, cơ mắt, cơ lưỡi, cơ cắn…), vùng thân mình (cơ sống lưng, cơ liên sườn, cơ hoành…), vùng sàn chậu (cơ nằm ở xung quanh chậu tham gia hoạt động tiểu tiện và đại tiện), vùng tay (cơ delta, cơ nhị đầu, cơ tam đầu…), vùng chân (cơ chày trước, cơ tứ đầu, cơ bắp chân…).
Có khoảng vài tỷ tế bào cơ trơn được kết nối với nhau và có mặt ở nhiều hệ cơ quan như hệ hô hấp, tiêu hoá, tim mạch, tiết niệu, sinh sản. Các tế bào cơ trơn thường tròn ở phía trung tâm và giãn dần ra ở hai bên, không có vân như cơ xương.
Loại cơ duy nhất chỉ có ở tim. Khả năng tái sinh của cơ tim rất hạn chế, chính vì thế khi cơ tim gặp vấn đề hay chịu tổn thương sẽ khiến cơ thể bị ảnh hưởng rất nhiều.
Hệ thống cơ là một mạng lưới phức tạp và đảm nhiệm vai trò quan trọng đối với cơ thể con người. Cơ bắp chiếm khoảng 40% tổng trọng lượng cơ thể người. Trong đó, cơ tim là cơ bắp làm việc chăm chỉ nhất với khả năng bơm khoảng 5 lít máu mỗi phút để nuôi toàn bộ cơ thể. Cơ mông lớn là cơ bắp lớn nhất trong cơ thể với nhiệm vụ duy trì tư thế đứng thẳng cho chúng ta, còn cơ nhỏ nhất nằm ở vị trí tai.
Theo thống kê, cơ cắn là cơ mạnh nhất tính theo trọng lượng, nó cho phép hàm cắn lại với một lực lớn khoảng 55 pounds đối với răng cửa và lực mạnh lên đến 200 pounds đối với răng hàm.
Mỗi nhóm cơ sẽ đảm nhiệm một vai trò nhất định đối với cơ thể.
Nhiều người thường nhầm lẫn khi nhắc đến hệ cơ thì họ lại nghĩ đến hệ cơ xương bởi cơ xương liên kết với khung xương nhờ có gân để tạo nên hệ vận động cho toàn bộ cơ thể. Cơ xương được cấu tạo từ hai loại protein là myosin và actin. Có hàng ngàn sợi cơ được bó lại với nhau để tạo nên một cơ xương. Các sợi cơ được sắp xếp với nhau theo một hình sọc, quan sát dưới kính hiển vi có thể thấy phần sáng và phần tối tương tự như các vân, và đây cũng chính là lý do cơ xương còn được gọi với một cái tên khác là cơ vân.
Đây là nhóm cơ duy nhất mà cơ thể người có thể kiểm soát được. Vai trò phải kể đến của cơ xương đó là điều phối các cử động, duy trì tư thế cũng như hỗ trợ cấu trúc cho toàn bộ cơ thể, bảo vệ và cố định các khớp ở đúng vị trí vốn có của nó.
Bên cạnh đó, cơ xương còn đảm nhiệm vai trò như một acid amin để cung cấp dưỡng chất cho cơ thể, cung cấp năng lượng cho cơ thể trong trường hợp bị đói. Đặc biệt, cơ xương còn có vai trò điều hoà và duy trì nhiệt độ cho cơ thể.
Cụ thể vai trò của cơ xương được chia theo các khu vực trên cơ thể:
Cơ trơn xuất hiện ở nhiều vị trí, và tùy thuốc vào vị trí mà cơ trơn sẽ đảm nhiệm những chức năng khác nhau:
Đây là nhóm cơ hoạt động theo sự kiểm soát của hệ thần kinh tự trị, tức con người không thể điều khiển nhóm cơ này theo ý muốn của mình được. Vai trò chính của nhóm cơ này đó là co bóp để bơm máu đi khắp cơ thể. Hoạt động co bóp của cơ tim được điều khiển thông qua đáp ứng với tín hiệu xung điện được phát ra từ những tế bào tạo nhịp tim.
Các tín hiệu được phát ra từ tế bào tạo nhịp sẽ được truyền đến tế bào cơ tim để kích thích tế bào này co bóp nhịp nhàng tạo thành nhịp tim, đồng thời bơm máu đi nuôi cơ thể. Các tín hiệu này sẽ được truyền xuyên suốt từ phần trên xuống phần dưới tim. Nhờ sự liên kết chặt chẽ giữa các tế bào cơ tim mà tín hiệu điện thế được truyền đi liên tục theo kiểu làn sóng.
Để cơ thể có thể vận động một cách thuận lợi và nhịp nhàng, các cơ cần khoẻ mạnh và để duy trì điều này, bản thân mỗi người cần chủ động thực hiện các biện pháp bảo vệ sức khỏe cho hệ thống cơ. Một số biện pháp có thể kể đến như:
Cơ bắp tham gia vào nhiều hoạt động của cơ thể như điều hoà nhịp tim, nhịp thở, hỗ trợ quá trình tiêu hoá, bài tiết, sinh sản và cho phép việc di chuyển được diễn ra thuận lợi. Khi cơ gặp các vấn đề hay bị hư hỏng sẽ tác động xấu đến việc chuyển động cũng như nhiều hoạt động trong cơ thể. Một số bệnh lý như bệnh về cơ, loạn dưỡng cơ, bệnh đa xơ cứng, Parkinson hay đau cơ xơ hoá,… có thể gây ảnh hưởng xấu đến việc vận hành trơn tru của hệ thống cơ bắp.
Chi tiết về hệ thống cơ và vai trò của chúng đối với cơ thể người đã được thông tin cụ thể ở bài viết trên. Để cơ thể cũng như hệ thống cơ bắp phát triển mạnh mẽ, hy vọng bản thân mỗi người sẽ có những biện pháp luyện tập cũng như ăn uống khoa học, giữ cho cơ luôn được khỏe mạnh.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.