Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bất kỳ ai cũng có thể gặp hiện tượng đau khớp tay, cho dù ít vận động hay thường xuyên hoạt động thao. Hiện tượng này gây cảm giác đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và cuộc sống của con người.
Hiện tượng đau khớp tay xuất hiện ở khá nhiều người, đặc biệt là ở người lớn tuổi. Bài viết này sẽ cùng bạn tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị của tình trạng đau khớp tay này.
Hiện tượng đau khớp tay diễn biến khi các mô sụn khớp, bao dịch khớp bị tổn thương do tác động tiêu cực. Các đầu xương cọ xát với nhau do phần sụn giữa các khớp bị bào mòn. Từ đó gây ra tình trạng sưng, cứng khớp, kèm theo đau nhức, làm ảnh hưởng tới hoạt động cầm nắm ở tay của người bệnh.
Một số nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đau khớp ở tay phải kể đến như:
Bệnh lý liên quan tới xương khớp: Biến chứng của các bệnh lý như: Bệnh gout, lupus, tiểu đường… là nguyên nhân gây ra tình trạng đau nhức xương khớp. Cụ thể là viêm khớp cổ tay, viêm khớp khuỷu tay, đau khớp ngón tay…
Di truyền bẩm sinh: Theo thống kê của Y học Việt Nam, hầu hết những trường hợp có bố mẹ, anh chị hoặc ông bà có tiền sử bị các bệnh liên quan đến khớp tay thì con cái sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nhiều lần so với người bình thường.
Tuổi tác: Tuổi tác càng cao, khiến cho quá trình lão hóa xương tăng lên, làm suy yếu và hao mòn các mô sụn ở khớp. Lâu ngày dẫn đến tình trạng đau khớp tay.
Đau khớp tay do thời tiết: Với thời tiết lạnh, đặc biệt là khoảng thời gian giao thoa giữa các mùa. Cơ thể sẽ không kịp thích nghi với những điều kiện thay đổi đột ngột đó, làm xuất hiện tình trạng đau, nhức khớp. Cơn đau trở nên nặng hơn khi vào buổi đêm, khiến người bệnh khó ngủ, thậm chí mất ngủ.
Đau khớp do đặc thù công việc: Những người thường xuyên sử dụng tay là bộ phận làm việc chủ yếu như họa sĩ, nhân viên văn phòng, thợ mộc, vận động viên thể thao… Do đặc thù công việc, lặp đi lặp lại trong một thời gian dài, khiến cho các khớp phải hoạt động liên tục. Từ đó dẫn tới tình trạng khớp bị tổn thương, co cứng, gây đau khớp.
Do chấn thương: Tay là bộ phận thường xuyên phải làm việc, kể cả khi khác bộ phận khác nghỉ ngơi. Vì thế, hiện tượng chấn thương các vùng khớp tay là điều không thể tránh khỏi trong quá trình vận động và làm việc.
Tùy thuộc vào mức độ của bệnh mà sẽ biểu hiện có các triệu chứng khác nhau.
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh đau khớp cổ tay khác nhau. Để có hiệu quả tốt nhất trong điều trị bệnh, bác sĩ sẽ xây dựng các phác đồ điều trị riêng cho từng trường người, dựa trên các yếu tố:
Từ các yếu tố trên, bác sĩ sẽ có các phương pháp điều trị khác nhau cho từng người.
Phần lớn các trường hợp đau khớp đều được điều trị bằng thuốc. Trong đơn thuốc sẽ có một số thuốc phổ biến như: Paracetamol và Ibuprofen. Đây là hai loại thuốc giảm đau, giúp đẩy lùi các triệu chứng đau nhức, khó chịu.
Tuy nhiên, người bệnh cần tuân thủ chính xác chỉ định của bác sĩ, nhằm hạn chế phát sinh biến cố do tác dụng phụ của thuốc.
Đối với các trường hợp xương tay bị nứt hoặc gãy nhẹ, bạn sẽ được nắn chỉnh các mảnh xương vào đúng vị trí và để cho cơ thể tự chữa lành thương tổn. Khi đó, bạn cần bó bột hoặc đeo nẹp để cố định những mảnh xương cho đến khi chúng hoàn toàn bình phục.
Ngoài ra, việc kết hợp các bài tập vật lý trị liệu cũng là phương thức phổ biến dành cho trường hợp đau khớp tay nhẹ, hoặc phục hồi vận động sau phẫu thuật.
Đối với những trường hợp gười bệnh bị gãy xương nghiêm trọng, đứt gân, dây chằng, … cần phải tiến hành phẫu thuật để nối lại các dải mô và xương bị đứt, gãy. Lúc này, phẫu thuật là giải pháp hữu hiệu nhất dành cho người bệnh.
Để bệnh đau khớp tay không còn là nỗi lo của nhiều người, hãy thực hiện các biện pháp ngăn ngừa trước khi bệnh xảy ra.
Thực hiện chế độ ăn uống khoa học: Vitamin D và canxi là hai thành phần chính cấu thành nên hệ thống xương của chúng ta. Vì thế, nếu lượng vitamin D trong cơ thể ít dẫn sẽ làm tăng độ nhạy cảm của các khớp xương. Để cung cấp đủ vitamin D cho cơ thể, hãy bổ sung thực phẩm như: đậu bắp, nấm và các sản phẩm từ sữa.
Không nên tập luyện quá sức: Nếu bạn đang gặp phải các bệnh liên quan đến khớp thì hãy cố gắng, đừng tạo thêm áp lực cho chúng. Tránh nâng vật nặng hoặc tập thể dục với cường độ cao. Đồng thời có chế độ nghỉ ngơi hợp lý để các khớp xương có thêm thời gian phục hồi.
Bài viết trên cung cấp những thông tin về hiện tượng đau khớp tay. Hy vọng, qua bài viết này bạn sẽ trang bị cho mình một số kinh nghiệm trong quá trình điều trị cũng như phòng ngừa các bệnh liên quan tới khớp tay.
Minh Nguyễn
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.