Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bác sĩ có thể kiểm tra, theo dõi nhịp tim của thai nhi từ tuần thứ 6 đến thứ 7 của thai kỳ thông qua siêu âm. Nhiều chị em thắc mắc rằng tình trạng nhịp tim thai giảm có sao không? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu nguyên nhân gây ra hiện tượng này nhé!
Nhịp tim thai bình thường ghi nhận từ 120 đến 160 lần trên phút. Ngược lại, nếu tim thai quan sát được dưới 110 nhịp/phút được coi là nhịp tim thai nhi bị chậm. Vậy nhịp tim thai giảm có sao không? Có nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng này, ảnh hưởng tới nguồn cung cấp oxy cho em bé. Bởi vậy, khi mẹ bầu có hiện tượng tim thai đập chậm cần được theo dõi bởi bác sĩ chuyên khoa, đồng thời can thiệp nếu cần thiết.
Trước khi đến với câu hỏi rằng nhịp tim thai giảm có sao không, hãy cùng xem đặc điểm của nhịp tim thai nhi bao nhiêu là bình thường nhé! Theo dõi tim thai là một trong những yếu tố quan trọng để theo dõi sự phát triển cũng như sức khỏe của thai nhi trong bụng mẹ. Điều này cho phép mẹ bầu cùng bác sĩ sản khoa đánh giá tình trạng của thai nhi.
Thông thường vào tuần thứ 6 - 7 của thai kỳ, nhịp tim thai trung bình là khoảng 120 đến 160 lần/phút. Nhịp tim thai có thể tăng lên khoảng 180 lần/phút khi thai nhi thực hiện các cử động nhiều.
Mẹ bầu cần lưu ý rằng nhịp tim thai nhi cũng có thể dao động tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Khi thai nhi cử động nhiều hoặc có sự kích thích từ môi trường xung quanh, nhịp tim thường thay đổi.
Thay đổi nhịp tim thai trong giới hạn là một phản ứng tự nhiên, thường không đáng lo ngại nhưng mẹ bầu nên thường xuyên theo dõi kết hợp ghi chú các biến đổi để trao đổi với bác sĩ sản khoa khi cần thiết.
Nhịp tim thai giảm có sao không? Tim thai chậm được ghi nhận khi nhịp tim dưới 110 nhịp/phút. Tình trạng của bé và mẹ cần được đánh giá dựa trên nhiều yếu tố như nguyên nhân, thể trạng cũng như loại nhịp chậm mẹ bầu mắc phải.
Có nhiều cách phân loại nhịp thai chậm nhưng trên lâm sàng thường phân loại dựa trên đặc điểm nhịp tim thai.
Nhịp tim thai giảm sớm là một hiện tượng phổ biến xảy ra trong thai kỳ, đặc biệt là vào giai đoạn cuối thai kỳ đồng thời với sự xuất hiện của cơn co tử cung trong giai đoạn chuyển dạ sau cùng. Đây là một giai đoạn tự nhiên của thai kỳ, khi cơ tử cung bắt đầu chuẩn bị cho việc chuyển dạ.
Tim thai đập chậm có nguy hiểm không? Một số nguyên nhân khác thường dẫn đến nhịp tim thai giảm sớm bao gồm sự chèn ép dây rốn hoặc đầu của thai nhi trong giai đoạn chuyển dạ sau cùng. Sự chèn ép này có thể xảy ra do vị trí của thai nhi hoặc sự di chuyển của bé trong tử cung. Điều này thường là tình trạng tạm thời, không đáng ngại.
Hiện tượng này biến mất khi cơn co thắt mất hay khi tình trạng chèn ép được giải tỏa, cho phép thai có không gian để di chuyển. Đây là một phản ứng tự nhiên của cơ tử cung phối hợp với cơ thể để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ.
Nhịp tim thai chậm muộn chỉ bắt đầu xuất hiện khi các cơn co tử cung lên đến đỉnh điểm hoặc sau khi cơn co tử cung kết thúc trong giai đoạn chuyển dạ. Đây là một thời điểm quan trọng trong quá trình sinh nở.
Trong một số trường hợp, nhịp tim thai chậm muộn có thể là một dấu hiệu cho thấy rằng thai không nhận đủ oxy. Điều này dễ xảy ra khi mẹ bầu có các vấn đề sức khỏe như bệnh lý hô hấp mãn tính, thiếu máu, huyết áp thấp hay các vấn đề khác liên quan đến hệ tuần hoàn cung cấp oxy cho thai nhi.
Trong trường hợp có bất kỳ lo ngại nào về hiện tượng này, bác sĩ sản khoa sẽ tiến hành kiểm tra và can thiệp khi cần thiết để đảm bảo sự an toàn của cả mẹ lẫn thai nhi trong quá trình chuyển dạ.
Nhịp tim thai được xem là kéo dài khi có biên độ giảm 15 nhịp/phút, kéo dài ít nhất 2 phút nhưng không quá 10 phút. Sự giảm của nhịp tim thai này có thể là dấu hiệu của một số vấn đề khác nhau về quá trình trao đổi máu.
Hiện tượng tim thai đập chậm có nguy hiểm không? Trường hợp ghi nhận nhịp tim thai kéo dài, bác sĩ thường sẽ tiến hành theo dõi thường xuyên để đánh giá chính xác nhịp tim của thai nhi, đồng thời xem xét mức độ nguy hiểm tùy vào từng cá nhân.
Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể đề xuất một số biện pháp. Điều này bao gồm việc tạo điều kiện thoải mái cho mẹ bằng cách thay đổi tư thế và thở oxy để cải thiện nguồn cung cấp oxy cho thai nhi.
Nếu tình trạng không cải thiện hoặc mẹ xuất hiện biến chứng, việc hội chẩn sớm để lựa chọn phương pháp sinh mổ có thể là cách để đảm bảo an toàn cho thai nhi cũng như cho bà bầu.
Điểm chung của nhịp tim thai giảm bất định là sự thay đổi đột ngột, không thường xuyên trong nhịp tim của thai nhi. Cụ thể, nhịp tim phải giảm hơn 15 nhịp/phút và kéo dài ít nhất 15 giây nhưng không quá 2 phút.
Nhịp tim thai giảm có sao không? Hiện tượng bất định này thường xảy ra khi có sự rối loạn trong trao đổi qua dây rốn từ nhiều nguyên nhân khác nhau như sa dây rốn, từ đó ảnh hưởng tới quá trình cấp máu cho thai.
Điều này xảy ra khi khoảng thời gian lưu thông máu trong cuống rốn bị cắt ngắn do căng rốn hoặc chèn ép. Sự gián đoạn trong việc cung cấp oxy có thể có tác động đáng kể đến sức khỏe của thai nhi.
Tình trạng tim thai đập chậm có nguy hiểm không? Nhịp tim của thai nhi giảm thường được định nghĩa là khi theo dõi nhịp đập dưới 110 lần/phút. Hiện tượng này có thể xuất hiện ở mức độ nhẹ tới nghiêm trọng, tùy thuộc vào tuổi thai, nguyên nhân gây ra kết hợp đánh giá tình trạng của thai nhi.
Việc tình trạng tim thai giảm nhịp không đảm bảo rằng thai nhi sẽ gặp nguy cơ, biến chứng nghiêm trọng. Trong hầu hết các trường hợp, nhịp tim thai giảm mà không kèm theo bất kỳ vấn đề nào khác có thể tự hồi phục, không gây hại cho thai nhi. Nên mẹ bầu tránh lo lắng, hoang mang quá độ gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp khi tim thai giảm mạnh trong thời gian dài có thể là dấu hiệu của các vấn đề nghiêm trọng đe dọa tính mạng như NIHF (tình trạng tích nước ở ngoài mạch hoặc các khoang cơ thể của thai nhi), suy tim cùng dấu hiệu nguy cơ sảy thai. Các vấn đề này tăng theo tỷ lệ với mức độ giảm nhịp tim.
Bên cạnh đó, bà bầu cần lưu ý rằng trong 3 tháng đầu của thai kỳ, tim thai suy yếu thường có tỷ lệ sảy thai cao hơn. Dưới 70 nhịp/phút có nguy cơ sảy thai gần như 100%. 90 nhịp/phút giảm thì tỷ lệ sảy thai là 86%, trong khi dưới 120 nhịp/phút tỷ lệ này giảm xuống 50%.
Thông qua bài viết trên, Nhà thuốc Long Châu xin giải đáp thắc mắc của mẹ bầu về câu hỏi “Hiện tượng nhịp tim thai giảm có sao không?”. Mong bạn đọc đã có được câu trả lời cũng như nắm được nguyên nhân gây giảm nhịp tim thai thường gặp. Hãy tiếp tục đón xem những bài viết với chủ đề sức khỏe thai sản của Nhà thuốc Long Châu nhé!
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.