Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tay chân miệng là căn bệnh khá phổ biến ở trẻ nhỏ, tuy nhiên vẫn có không ít các bậc phụ huynh chưa hiểu đúng về căn bệnh, về nguyên nhân, dấu hiệu cũng như
Tay chân miệng là căn bệnh khá phổ biến ở trẻ nhỏ, tuy nhiên vẫn có không ít các bậc phụ huynh chưa hiểu đúng về căn bệnh, về nguyên nhân, dấu hiệu cũng như cách phòng ngừa. Bài viết dưới đây với những hình ảnh bệnh tay chân miệng sinh động sẽ phần nào giúp các bậc cha mẹ nhận biết bệnh chính xác và kịp thời ngay khi các biểu hiện của bệnh tay chân miệng xuất hiện ở con trẻ.
Tay chân miệng là căn bệnh có khả năng lây lan cao, nhất là vào mùa hè và mùa tựu trường. Trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 10 tuổi là những đối tượng dễ mắc bệnh nhất, bởi lúc này sức đề kháng của trẻ còn tương đối yếu. Theo thông tin từ các tài liệu y khoa thì nhóm virus thuộc nhóm Enterovirus là tác nhân chủ yếu gây nên căn bệnh này. Bệnh có thểlây lan nhanh chóng qua đường tiêu hóa, việc tiếp xúc gần, qua nước bọt, phân của trẻ nhiễm bệnh…
Trẻ em bị bệnh tay chân miệng thường có các triệu chứng như: sốt nhẹ, xuất hiện các nốt ban đỏ và bọng nước trên da, nhiều nhất vẫn là ở lòng bàn tay và bàn chân. Xung quanh vùng miệng và bên trong miệng thì xuất hiện các vết loét nhỏ khiến bé cảm thấy đau rát, quấy khóc và biếng ăn. Về hình dạng các nốt ban, nốt bọng nước, vết loét ở miệng thì bạn có thể quan sát hình ảnh chân tay miệng phía trên để dễ dàng nhận biết. Nhìn chung là các vết ban và nốt bọng nước ở trẻ không quá to, thường là hình bầu dục.
Thông thường hiện tượng tay chân miệng ở trẻ em sẽ khỏi sau 7-10 ngày, tuy nhiên các bạn không nên vì thế mà chủ quan trong việc điều trị và chăm sóc, bởi nó có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: viêm não, viêm màng não, thậm chí gây tử vong. Do đó, tốt nhất các bạn vẫn cần tuân thủ đúng các quy định điều trị cũng như chủ động phòng ngừa bệnh.
>>> Xem thêm: Bệnh chân tay miệng cấp độ 1 có nguy hiểm không?
Cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng cho trẻ đơn giản nhất là dạy cho trẻ thói quen rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước khi ăn hoặc sau khi đi vệ sinh. Ngoài ra, các mẹ cũng cần chú ý vệ sinh thân thể sạch sẽ cho trẻ hằng ngày.
Không gian sống và sinh hoạt cũng là môi trường dễ phát sinh mầm bệnh, do đó để phòng ngừa các bạn cũng cần chú ý duy trì môi trường sống sạch sẽ, các phòng sinh hoạt trong nhà, sàn nhà, tay nắm cửa, cầu thang… cần được lau chùi hằng ngày để tránh sự phát triển của vi khuẩn cũng như tạo điều kiện cho các mầm bệnh có nguy cơ ẩn nấp.
Một điều quan trọng không kém nữa mà các bậc cha mẹ cũng cần chú ý đó là đảm bảo cách ly trẻ với những trẻ nhiễm bệnh để hạn chế thấp nhất nguyên nhân bị lây nhiễm.
Trên đây là một số hình ảnh bệnh tay chân miệng ở trẻ em cũng như thông tin cần biết về dấu hiệu, biến chứng và cách phòng ngừa. Mong rằng các bạn sẽ sớm áp dụng để duy trì cho các bé nhà mình sức khỏe tốt nhất.
Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.