Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Hình ảnh ngộ độc thực phẩm do những nguyên nhân phổ biến

Ngày 30/09/2019
Kích thước chữ

Thực phẩm luôn có một ý nghĩa quan trọng đối với sức khỏe con người, sử dụng thực phẩm không hợp vệ sinh, không an toàn đều có thể bị ngộ độc. Hình ảnh ngộ độc thực phẩm do những nguyên nhân phổ biến sau đây sẽ cung cấp thông tin để bạn bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và mọi người trong xã hội.

Ngộ độc thực phẩm hay còn được gọi tên thông dụng là ngộ độc thức ăn hay trúng thực là các biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống và cũng là hiện tượng người bị ngộ độc, trúng độc do ăn, uống phải những loại thực phẩm nhiễm khuẩn, nhiễm độc hoặc có chứa chất gây ngộ độc hoặc thức ăn bị biến chất, ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia... nó cũng có thể coi là là bệnh truyền qua thực phẩm, là kết quả của việc ăn thực phẩm bị ô nhiễm. Người bị ngộ độc thực phẩm thường biểu hiện qua những triệu chứng phổ biến như nôn mửa, tiêu chảy, chóng mặt, sốt, đau bụng... Ngộ độc thực phẩm không chỉ gây hại cho sức khỏe (có thể dẫn đến tử vong) mà còn khiến tinh thần, sức lực con người mệt mỏi.

Hình ảnh ngộ độc thực phẩm do những nguyên nhân phổ biến

Hình ảnh ngộ độc thực phẩm do những nguyên nhân phổ biến rất đa dạng nhưng có thể phân chia thành 4 nhóm chính sau:

Ngộ độc thực phẩm do nấm, ký sinh trùng

Do vi khuẩn và độc tố của vi khuẩn; do virus; do ký sinh trùng; do nấm men và nấm mốc.

hinh-anh-ngo-doc-thuc-pham-do-nhung-nguyen-nhan-pho-bien-1Hình ảnh ngộ độc thực phẩm do nấm men, nấm mốc, kí sinh trùng

=> Để đề phòng dạng ngộ độc thực phẩm này nên chọn thực phẩm tươi, sạch; thực hiện ăn chín, uống chín; không để thức ăn sống lẫn với thức ăn chín; thức ăn đã nấu chín nên ăn ngay (trong 2 giờ đầu), phải được bảo quản đúng cách, đun kỹ trước khi sử dụng lại; không sử dụng thức ăn quá hạn, bị ôi thiu; rửa sạch tay trước khi chế biến, giữ vệ sinh trong quá trình chế biến; khám sức khỏe định kỳ…

Ngộ độc thực phẩm do thức ăn bị ôi thiu, biến chất

Một số loại thực phẩm khi để lâu hoặc bị ôi thiu thường phát sinh ra các loại chất độc (dầu, mỡ dùng đi dùng lại nhiều lần...). Dù được đun sôi, các chất này thường vẫn không bị phá hủy hay giảm khả năng gây độc.

=> Biện pháp phòng ngừa hữu hiệu nhất là không sử dụng các loại thực phẩm để lâu ngày, thực phẩm đã có dấu hiệu thay đổi về mùi, màu sắc, hình dáng (vỏ đồ hộp…)… so với ban đầu.

Ngộ độc thực phẩm do ăn phải thực phẩm có sẵn chất độc

Khi ăn phải các thực phẩm có sẵn chất độc rất có thể bị ngộ độc như cá nóc, cá cóc, mật cá trắm, nấm độc, khoai tây mọc mầm, một số loại quả đậu…

hinh-anh-ngo-doc-thuc-pham-do-nhung-nguyen-nhan-pho-bien-2Cá nóc gây ngộ độc thực phẩm do chứa độc

=> Cách phòng ngừa tốt nhất là không sử dụng các loại thực phẩm được khuyến cáo có khả năng chứa chất độc, các loại thực phẩm lạ.

Ngộ độc thực phẩm do thức ăn nhiễm các chất hóa học

Do ô nhiễm kim loại nặng (thực phẩm được nuôi trồng, chế biến tại các khu vực mà nguồn nước, đất bị ô nhiễm các loại kim loại nặng); do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y; do phụ gia thực phẩm; do các chất phóng xạ.

=> Việc phòng ngừa dạng ngộ độc này rất phức tạp do các dấu hiệu nhận biết rất phức tạp và tiềm ẩn trong thực phẩm mà khó đánh giá, phát hiện bằng mắt thường. Biện pháp phòng ngừa hữu hiệu nhất là chọn mua các loại thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đọc kỹ các thông tin trên nhãn, thông tin liên quan đến thực phẩm; vệ sinh thực phẩm kỹ trước khi chế biến, nấu chín, mở vung khi đun nấu…

Ngoài ra cần kết hợp các biện pháp quản lý mang tính vĩ mô về quản lý và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú ý, các loại phụ gia thực phẩm, chất bảo quản…

hinh-anh-ngo-doc-thuc-pham-do-nhung-nguyen-nhan-pho-bien-3Rau sống chưa được rửa kĩ thuốc trừ sâu cũng là nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm

Cách nhận biết một người bị ngộ độc thức ăn

Sau vài phút, vài giờ, thậm chí có thể sau một ngày ăn hay uống một thực phẩm bị nhiễm độc, người bệnh đột ngột có những triệu chứng: buồn nôn và nôn ngay, có khi nôn cả ra máu, đau bụng, đi ngoài nhiều lần (phân nước, có thể lẫn máu), có thể không sốt hoặc sốt cao trên 38 độ C.

Điều trị ngộ độc thực phẩm

Phần lớn bệnh nhân khi bị ngộ độc thực phẩm có thể tự khỏi mà không phải điều trị sau vài ngày, nhưng một số ca bệnh lại bị ngộ độc thực phẩm kéo dài hơn.

  • Để điều trị ngộ độc thực phẩm, bệnh nhân cần được uống nước. Nước sẽ giúp bù nước đã mất, bù điện giải  như natri, kali, canxi, duy trì cân bằng lượng nước cơ thể đã thất thoát do tiêu chảy. Không nên uống thuốc hãm lại tình trạng tiêu chảy hay nôn ói, nên để bệnh nhân càng đi hết và nôn ra hết càng tốt. Đối với bệnh nhân ngộ độc thực phẩm nhẹ sau khi nôn và đi ngoài thải hết chất độc sẽ từ từ bình phục, không nên ăn thức ăn cứng sau đó, mà nên cho ăn cháo nhẹ.
  • Những trường hợp ngộ độc thực phẩm nặng, bác sĩ có thể chỉ định dùng kháng sinh, nhất là đối với phụ nữ mang thai để ngăn ngừa việc bào thai bị nhiễm trùng.
  • Đối với xử lý tại nhà:

- Bệnh nhân cần tự gây nôn để nôn hết thức ăn bị nhiễm khuẩn đã được đưa vào cơ thể.

- Sau đó, bệnh nhân nên uống Oresol để bù điện giải.

- Đối với bệnh co giật, ngưng thở, ngưng tim, nên được sơ cứu hô hấp nhân tạo rồi chuyển ngay đến cơ sở y tế gần nhất để xử lý kịp thời.

Môi trường sống trong lành, sạch sẽ chính là biện pháp lâu dài phòng chống ngộ độc, bảo vệ sức khỏe. Bạn nên thực hiện nghiêm túc các hướng dẫn vệ sinh phòng chống các dịch bệnh, lựa chọn kĩ lưỡng nguồn thức ăn, giữ vệ sinh trong nấu nướng, đựng rác thải vào thùng kín có nắp đậy và bỏ rác phân loại theo đúng quy định... để tránh hình ảnh ngộ độc thực phẩm không mong muốn nhé!

Nhân Tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin