Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Cây hoa phù dung được trồng nhiều để làm cảnh bởi cây có hoa đẹp lại có thể biến đổi màu sắc. Tuy nhiên, các bộ phận của cây cũng có thể được dùng làm thuốc chữa bệnh.
Một trong những loại hoa cảnh được trồng nhiều ở nước ta là hoa phù dung. Phần lớn mọi người đều biết đến phù dung như một loài cây hoa cảnh đẹp và độc đáo. Hoa của nó có thể biến đổi màu sắc theo từng thời điểm trong ngày hoặc theo từng ngày. Nhưng ngoài vẻ đẹp độc lạ đó, phù dung còn là một cây thuốc quý với công dụng chữa nhiều bệnh.
Cây phù dung (tên khoa học là Hibiscus mutabilis L.) còn được biết đến với các tên gọi khác như sương giáng, mộc liên, tam biến, địa phù dung, đại diệp phù dung... Loài thực vật này có nguồn gốc từ Ấn Độ, sau đó được trồng nhiều ở các nước Đông Nam Á. Phù dung được trồng nhiều ở các tỉnh miền Bắc nước ta. Vì ưa sáng, thích không khí mát mẻ nên cây thích hợp để trồng ở công viên, ban công, sân vườn như một loài cây hoa cảnh đẹp.
Cây hoa phù dung là dạng cây nhỡ, cao 2 - 5m, cành mang lông ngắn. Lá 5 cánh, đường kính lá có thể lên đến 15cm, mép có răng cưa, mặt dưới nhiều lông. Hoa của cây đường kính khoảng 10cm - 15cm. Cánh hoa mềm, hương thoang thoảng và màu sắc hoa thay đổi theo thời gian từ màu trắng sang màu hồng phớt, sang màu hồng đỏ.
Trong Đông y, lá phù dung vị cay, tính bình có tác dụng tiêu sưng, giải độc, làm mát, giảm đau. Hoa vị hơi cay, tính bình, ngoài tác dụng như lá có còn thể giải cảm, chữa áp xe phổi, chữa ho do bị nóng trong, chữa ho ra máu và chữa nhiều bệnh phụ khoa...
Phù dung có thể dùng như bài thuốc chữa các loại mụn đầu đinh, nhọt bọc, chín mé. Có các hình thức chữa bệnh như:
Những bài thuốc trên có tác dụng giảm đau, tiêu mủ, giảm sưng hiệu quả. Thường chỉ đắp 1 lần là triệu chứng giảm hẳn. Đắp 3 - 7 lần mụn nhọt sạch mủ và phục hồi dần.
Chị em phụ nữ bị mắc các bệnh phụ khoa có thể dùng bài thuốc từ cây phù dung để hạn chế thuốc Tây. Một số bài thuốc chữa bệnh phụ khoa bằng phù dung phổ biến trong Đông y như:
Các nghiên cứu của y khoa hiện đại tìm thấy trong cây phù dung có các thành phần có thể ức chế vi khuẩn tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh, liên cầu khuẩn, trực khuẩn thương hàn. Với vi khuẩn E.coli cũng có tác dụng ức chế ở mức độ nhất định. Vì vậy, các bài thuốc từ phù dung cũng có tác dụng phòng ngừa, hỗ trợ điều trị các bệnh do các loại vi khuẩn trên gây ra.
Người bị áp xe phổi có thể chữa bằng bài thuốc sắc 30g bông phù dung sắc cùng 10g đường phèn uống trong ngày.
Nếu bị cảm mạo, bạn có thể dùng hoa phù dung hoặc lá với lượng 30g, sắc kỹ cùng 3g hậu phác 2 lần nước. Sau đó hòa 2 lần nước vào nhau, chia đều và uống 3 lần trong ngày.
Bệnh nhân bị bệnh lao dẫn đến ho nhiều có thể dùng bài thuốc 60 - 120g bông phù dung, 30g lộc hàm thảo, 60g đường đỏ, một phần tim và phổi lợn, hầm chín cùng nhau sau đó ăn trong ngày.
Bệnh zona thần kinh hay còn gọi là bệnh giời leo, vết thương do các loại côn trùng cắn, rắn cắn cũng có thể chữa trị bằng cây phù dung. Bạn có thể dùng hoa hoặc lá cây sấy khô tán thành bột, trộn cùng dầu mè và bôi lên vết thương ngày 3 lần sẽ nhanh khỏi.
Nếu bị bỏng nhẹ, chúng ta có thể làm dịu da bằng hỗn hợp hoa phù dung tươi ngâm trong dầu ăn. Khi bông hoa ngấm dầu và chím xuống, chúng ta bôi lên vết bỏng 3 lần/ngày sẽ nhanh khỏi. Tốt nhất các gia đình nên có một hũ dầu trị bỏng từ bông phù dung bảo quản trong lọ kín để dự phòng và dùng dần.
Dùng 10 bông hoa phù dung sắc nước uống hàng ngày sẽ giảm triệu chứng bệnh ho ra máu.
Nếu không tẩy giun đúng định kỳ, chúng ta rất dễ bị chướng bụng do giun. Bài thuốc chữa chứng bệnh này từ bông phù dung như sau: Thu hái hoa từ lúc sáng sớm, bông hoa còn màu trắng. Mang phơi hoa trong bóng mát đến khi hoa héo ta thái nhỏ, nấu canh cùng gan gà để ăn hàng ngày.
Bệnh viêm đau khớp cũng có thể chữa trị bằng bông hoặc lá phù dung. Bạn dùng 15g bông hoặc lá phù dung cùng 15g đậu đỏ loại hạt nhỏ nghiền thành bột, trộn cùng mật ong để đắp lên vùng bị viêm khớp. Nếu không có đậu đỏ hạt nhỏ, bạn có thể dùng riêng lá phù dung tán bột, trộn cùng mật ong đều được.
Để chữa đau mắt đỏ, bạn có thể dùng lá phù dung phơi khô trong bóng mát, tán mịn, trộn với nước đắp lên 2 bên thái dương. Mỗi ngày thay thuốc 2 - 3 lần. Nếu bị viêm kết mạc có thể dùng 30g bông phù dung sắc thuốc uống. Nếu mắt bị lên chắp lẹo, bạn dùng 3g bông phù dung tươi cùng 3g lá bạc hà tươi giã nát, đắp lên vùng bị chắp lẹo ngày 2 - 3 lần sẽ khỏi.
Hoa phù dung cũng có thể gây dị ứng với những người có cơ địa mẫn cảm. Để giảm thiểu tối đa tác dụng phụ không mong muốn, bạn nên mua sản phẩm ở địa chỉ uy tín. Trước khi sử dụng đừng quên tham khảo ý kiến của thầy thuốc Đông y nhé!
Thanh Hương
Nguồn tham khảo: Suckhoedoisong
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.