Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Hoại tử vô mạch (Hoại tử xương)

Ngày 15/07/2022
Kích thước chữ

Không phải ai trong chúng ta khi nhắc về hoại tử vô mạch, hoại tử xương cũng biết và hiểu về căn bệnh này. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về nó trong bài viết dưới đây.

Hoại tử vô mạch, hoại tử xương là tình trạng thoái hoá khớp xương đặc trưng do việc cung cấp máu dưới sụn bị gián đoạn ở tại các khớp xương chịu trọng lượng như chỏm xương đùi, chỏm xương cánh tay, khớp gối,...

Hoại tử vô mạch là gì?

Hoại tử vô mạch, hoại tử xương 1 Hoại tử xương là do bị một số bệnh ung thư hoặc là quá trình điều trị ung thư gây nên

Hoại tử vô mạch có tên tiếng anh là Avascular Necrosis (AVN), hay còn được gọi là hoại tử xương, là căn bệnh xuất hiện khi lượng máu cung cấp tới các khu vực xương không đủ dẫn tới hoại tử. Hoại tử vô mạch có thể xảy ra như là một tác dụng phụ của một số bệnh ung thư hoặc điều trị ung thư. AVN ở thể nhẹ sẽ tự khỏi sau khi điều trị ung thư kết thúc, hoặc nếu tình trạng nghiêm trọng có thể gây đau đớn và tàn phế lâu dài.

Nguyên nhân dẫn tới bệnh hoại tử vô mạch

Hoại tử vô mạch, hoại tử xương 2 Một số nguyên nhân dẫn tới hoại tử xương như bị chấn thương, hẹp mạch máu

Khi nguồn cung cấp máu đến xương bị gián đoạn hoặc suy giảm thì tình trạng hoại tử vô mạch có thể xảy ra, hoặc gây ra bởi một số nguyên nhân sau:

  • Chấn thương: Khi bị chấn thương với phần xương bị gãy hoặc trật khớp ở một số nơi như trật khớp tay, trật khớp vai,... có thể gây hại hay tổn thương các mạch máu khu vực xung quanh gần đó. Nếu không được cung cấp oxy và chất dinh dưỡng ổn định các tế bào xương sẽ chết.
  • Mạch máu bị hẹp: Động mạch đang bị thu hẹp hoặc tắc sẽ ảnh hưởng tới lưu lượng máu cung cấp vận chuyển đến xương, nhất là chất béo nhỏ, những khối của các tế bào máu bị biến dạng - trong trường hợp bệnh nhân bị thiếu máu hồng cầu hình liềm.
  • Áp lực bên trong xương: Biến chứng của một số bệnh như Legg-calve-Perthes, bệnh Gaucher, hoặc một số phương pháp điều trị có thể làm tăng áp lực từ bên trong xương, khiến máu khó thâm nhập hơn.

Triệu chứng bệnh hoại tử vô mạch

Hoại tử vô mạch, hoại tử xương 3 Khi tình trạng trở nên nghiêm trọng thì xương cùng với bề mặt các khớp sẽ bị vỡ

Ở giai đoạn đầu bệnh thường không xuất hiện triệu chứng rõ rệt. Chỉ khi tình trạng bệnh tiến triển nghiêm trọng hơn thì người bệnh mới có biểu hiện đau khớp. Đầu tiên chỉ đau khi mang vác vật nặng, tạo áp lực lên xương, sau đó thì bệnh nhân sẽ đau kể cả lúc nghỉ ngơi. Khi bệnh nặng hơn và xương cũng như bề mặt các khớp bị vỡ, cơn đau sẽ trở nên rất nghiêm trọng và làm giảm khả năng chuyển động tại khớp xương bị ảnh hưởng. Các khớp thường bị ảnh hưởng nhất bởi hoại tử vô mạch gồm:

  • Đầu gối: Nếu bị hoại tử xương ở đầu gối, cơn đau xảy ra thường xuyên nhất ở phần trong và trên của đầu gối và nặng hơn nếu người bệnh cử động nhiều khu vực này...
  • Xương vai: Một số người bệnh bị hoại tử vô mạch ở vai, nhưng phổ biến nhất vẫn là bị đau đớn bởi hoại tử vô mạch xương cánh tay trên.
  • Khớp hông: Khi bị hoại tử vô mạch ở hông, có thể bị mất chức năng khớp xương, xương vỡ nhỏ từ bên trong và gây nên tàn tật.
  • Khớp háng: Cùng với việc đau ở vùng khớp hông, thì cơn đau cũng có thể lan vào khớp háng hoặc đi xuống đùi đến khu vực đầu gối.

Các khớp khác bị ảnh hưởng do hoại tử vô mạch bao gồm: Mắt cá chân, bàn chân, bàn tay, hàm, cột sống, cổ tay.

Một số người lại bị hoại tử vô mạch song phương: Tức là bị cả hai hông hoặc ở cả hai đầu gối. Trong trường hợp đau và cứng khớp có thể diễn biến thành bệnh trong vài tháng. Một số người bị vô mạch hoại tử ở thể nhẹ sẽ không có tất cả triệu chứng.

Đối tượng có nguy cơ bị bệnh hoại tử vô mạch

Cả nam giới và nữ giới đều là đối tượng có thể mắc bệnh hoại tử vô mạch, tuy nhiên bệnh thường được phát hiện ở nam giới nhiều hơn. Độ tuổi mắc bệnh phổ biến thường là từ 30 đến 50 tuổi. Mọi người có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các nguy cơ gây bệnh, chẳng hạn như:

  • Sử dụng Corticosteroid liều cao (như Prednisone) trong thời gian dài: Như những người có bệnh mãn tính như lupus và viêm khớp dạng thấp có khả năng cao bị vô mạch hoại tử. Corticosteroid sẽ làm tăng lipid máu, giảm lượng máu nuôi xương dẫn tới hoại tử vô mạch. 
  • Sử dụng quá nhiều rượu: Người uống rượu thường xuyên mỗi ngày trong vòng nhiều năm sẽ tích tụ mỡ trong mạch máu, hạn chế dòng chảy của máu tới xương. Nguy cơ bị vô mạch hoại tử càng cao hơn khi sử dụng đồ uống có cồn nồng độ cao.
  • Sử dụng Bisphosphonates: Người dùng thuốc làm tăng mật độ xương kéo dài có thể gây biến chứng hoại tử xương hàm. 

Cùng với đó, những người đang có các bệnh lý như: Viêm tụy cấp, Lupus ban đỏ, bệnh tiểu đường, đái tháo đường, bệnh thiếu máu hồng cầu liềm, bệnh Gaucher, bệnh Kienbock, HIV/AIDS, bệnh Legg-calve-Perthes,... cũng là những đối tượng có nguy cơ cao mắc hoại tử vô mạch.

Cách phòng ngừa bệnh hoại tử vô mạch

Để phòng ngừa căn bệnh đó và cải thiện sức khỏe, các bạn cần:

  • Giảm lượng rượu bia, hấp thụ các chất có cồn.
  • Duy trì Cholesterol trong máu ở mức thấp: Những phân tử Cholesterol nhỏ li ti là chất thường gây tắc mạch máu.
  • Cẩn thận trong việc sử dụng steroid: Chỉ sử dụng theo hướng dẫn chỉ định của bác sĩ.

Trên đây những chia sẻ về căn bệnh hoại tử vô mạch, hoại tử xương của Nhà Thuốc Long Châu. Chắc hẳn đã mang lại cho bạn một số thông tin bổ ích để hiểu về căn bệnh này cũng như các phòng tránh chúng. Cảm ơn bạn đã quan tâm đến những chia sẻ về sức khỏe của nhà thuốc chúng tôi.

Minh Thuý

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:Ung thư trẻ em