Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Hội chứng dễ bị tổn thương ở người già: Phòng ngừa như thế nào?

Ngày 30/06/2024
Kích thước chữ

Người lớn tuổi được xem là đối tượng dễ phải đối mặt với các vấn đề về sức khỏe cả thể chất lẫn tinh thần. Trong đó, hội chứng dễ bị tổn thương ở người già chính là bệnh phổ biến nhất nhưng vẫn còn ít người biết điều này.

Khi cơ thể già đi, sức đề kháng sẽ bị suy giảm nghiêm trọng dẫn đến các vấn đề có liên quan đến sức khỏe. Không chỉ mắc các bệnh mãn tính, người cao tuổi còn có nguy cơ mắc phải hội chứng dễ bị tổn thương ở người già. Để hiểu hơn về hội chứng này, hãy theo dõi bài viết của Nhà thuốc Long Châu.

Tìm hiểu về hội chứng dễ bị tổn thương ở người già

Hội chứng dễ bị tổn thương ở người già chính là một trong sáu hội chứng lão khoa thường mắc phải  phổ biến nhất. Đây được xem là hội chứng lâm sàng xảy ra do sự tích tụ của quá trình suy giảm các chức năng của hệ thống cơ quan bên trong cơ thể người lớn tuổi gây ra.

Hội chứng dễ bị tổn thương ở người già: Phòng ngừa như thế nào? 1
Thông tin về chứng dễ bị tổn thương ở người già

Khi mắc phải hội chứng này, nó dự báo những điều bất lợi về sức khỏe ở người lớn tuổi cả về thể chất lẫn tinh thần như khuyết tật, xuất hiện tình trạng té ngã và tăng số lần nhập viện. Đối với trường hợp nặng, họ có nguy cơ bị tử vong cao.

Những nguyên nhân của chứng dễ tổn thương ở người cao tuổi

Hội chứng dễ bị tổn thương ở những người lớn tuổi thường do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng này. Các nguyên nhân đó gồm có:

  • Chủng tộc: Theo các nghiên cứu đã chỉ ra rằng người cao tuổi Mỹ gốc Phi thường dễ bị mắc hội chứng này cao hơn gấp 4 lần so với những người da trắng.
  • Bệnh đồng mắc: Thuật ngữ này được dùng để chỉ một hoặc nhiều bệnh khác nhau kết hợp lại thành một là bệnh chính.
  • Thói quen sinh hoạt hàng ngày thiếu lành mạnh và khoa học.
  • Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng.

Ngoài việc tổn thương về mặt thể chất, người lớn tuổi còn gặp phải tình trạng tổn thương về mặt tinh thần. Một số nguyên nhân dẫn đến sự tổn thương này chẳng hạn như:

  • Sự khác biệt về suy nghĩ, lối sống với những thế hệ thành viên trong gia đình.
  • Cách cư xử, giao tiếp thiếu khéo léo của con cháu.
  • Thường xuyên suy nghĩ về các kỷ niệm cũ, sống trong quá khứ và cảm thấy nuối tiếc.
  • Mong muốn nhận được sự chia sẻ, quan tâm chăm sóc và đáp ứng đầy đủ nhu cầu của bản thân từ con cháu. Khi không đạt được kỳ vọng đó, người già thường cảm thấy bị chán nản và thất vọng.
  • Sức khỏe bị giảm sút nghiêm trọng, mất khả năng lao động và trở thành gánh nặng nên họ cảm thấy bị tổn thương.
  • Con cái thiếu sự quan tâm, chăm sóc và sẻ chia với người lớn tuổi.

Dấu hiệu của hội chứng dễ bị tổn thương ở người già

Hội chứng dễ tổn thương này sẽ có 5 dấu hiệu chủ yếu để nhận biết người bị bệnh. Các dấu hiệu đó sẽ bao gồm:

  • Giảm cân không tự chủ;
  • Mệt mỏi;
  • Tốc độ di chuyển chậm;
  • Cơ lực yếu;
  • Hoạt động thể lực kém.

Người cao tuổi mắc 3 trong số 5 dấu hiệu bên trên sẽ được chẩn đoán là người mắc hội chứng dễ bị tổn thương. Hội chứng này không phải là tình trạng khuyết tật. Tuy nhiên, dưới những tác động của nhiều yếu tố như sang chấn tâm lý, hội chứng dễ bị tổn thương sẽ dẫn đến tình trạng khuyết tật.

Hội chứng dễ bị tổn thương ở người già: Phòng ngừa như thế nào? 2
Cách nhận biết chứng dễ tổn thương ở người cao tuổi

Để đánh giá được mức độ và dấu hiệu nặng nhẹ, bệnh nhân cần phải tiến hành khám tổng quát ban đầu bằng việc đánh giá nguy cơ bị té ngã.

  • Hãy cho người lớn tuổi ngồi trên ghế rồi từ từ đứng dậy và đi thẳng. Khoảng cách từ ghế đến đích là 3m và quay trở lại vị trí ban đầu.
  • Đánh giá: Thời gian được tính từ lúc người lớn tuổi đứng dậy bước đi từ ghế đến khi thực hiện hết một vòng và quay trở lại ghế.
  • Thời gian nhỏ hơn hoặc bằng một giây: Người cao tuổi đó được đánh giá có nguy cơ thấp.
  • Từ 13 - 20 giây: Người lớn tuổi có nguy cơ bị ngã cao và cần phải được đánh giá chuyên sâu hơn.
  • Trên 20 giây: Người lớn tuổi bị mắc nguy cơ ngã cao và cần được trợ giúp.

Chi tiết về 3 giai đoạn dễ bị tổn thương ở người già

Hội chứng dễ bị tổn thương ở những người cao tuổi sẽ được phân chia thành ba giai đoạn khác nhau là tiền hội chứng, mắc hội chứng và biến chứng sau tổn thương.

Hội chứng dễ bị tổn thương ở người già: Phòng ngừa như thế nào? 3
Ba giai đoạn chính của chứng tổn thương ở người cao tuổi

Tiền hội chứng dễ tổn thương

Đây chỉ là giai đoạn lâm sàng nên diễn ra thầm lặng gây tổn thương và dẫn đến tinh thần căng thẳng. Khi điều trị ở giai đoạn này, bệnh nhân có khả năng phục hồi hoàn toàn.

Hội chứng dễ bị tổn thương ở người già

Ở giai đoạn này, những tổn thương hoặc các yếu tố gây căng thẳng không đủ để cơ thể có thể phục hồi hoàn toàn. Bệnh nhân sẽ có các triệu chứng như suy dinh dưỡng, thời gian nằm trên giường kéo dài, rối loạn dáng đi, suy nhược tổng quát, chán ăn, sụt cân, dễ ngã, mất trí nhớ, hoạt động chức năng phải phụ thuộc, gãy xương hông, mê sảng, lú lẫn và cần phải điều trị với thuốc.

Biến chứng của chứng dễ tổn thương

Những biến chứng của hội chứng dễ tổn thương ở người có liên quan trực tiếp đến tổn thương sinh lý người bệnh do sự suy giảm cân bằng dự trữ nội môi và giảm khả năng chịu đựng các yếu tố căng thẳng của cơ thể. Hậu quả của việc này là dẫn đến tình trạng tăng nguy cơ bị ngã cao, giảm chức năng của cơ thể dẫn đến bị khuyết tật, tình trạng dùng thuốc nhiều hơn, gia tăng nguy cơ nằm viện, lây nhiễm chéo và nặng nhất là tử vong.

Phương pháp tránh tình trạng dễ tổn thương ở người lớn tuổi

Để có thể hạn chế nguy cơ mắc hội chứng này, những người cao tuổi cần phải có một chế độ ăn uống và tập luyện phù hợp.

Hội chứng dễ bị tổn thương ở người già: Phòng ngừa như thế nào? 4
Những cách để tránh mắc hội chứng tổn thương ở người già

Cụ thể như sau:

  • Xây dựng một chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất như vitamin, protein, chất béo lành mạnh, khoáng chất, chất xơ,... Từ đó, hỗ trợ tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
  • Chế biến các món ăn ngon miệng hơn với thức ăn mềm, dễ nuốt và dễ nhai.
  • Bữa ăn của người lớn tuổi nên được chia thành nhiều bữa trong ngày để dễ tiêu hóa và hấp thụ chất hơn.
  • Vận động thể chất với các bài tập dưỡng sinh nhẹ nhàng một mình hoặc với gia đình, bạn bè như tập thể dục nhịp điệu, yoga, Thái Cực Quyền, đi bộ,... giúp cho máu lưu thông tốt và xương khớp dẻo dai hơn.
  • Giải tỏa các căng thẳng và muộn phiền trong cuộc sống.
  • Giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ, rửa tay với xà phòng, giữ ấm, làm sạch đường mũi họng và đeo khẩu trang khi ra ngoài.
  • Thường xuyên hỏi han, quan tâm và trò chuyện với những người lớn tuổi.

Để chăm sóc người mắc hội chứng dễ bị tổn thương ở người già tốt nhất, gia đình và người thân nên dành thời gian để quan tâm và trò chuyện với họ. Điều này đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp người cao tuổi vượt qua được vấn đề về sức khỏe và thoải mái tinh thần hơn.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin