Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Hội chứng hẹp môn vị là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Ngày 13/09/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Hội chứng hẹp môn vị (Pyloric stenosis) do thức ăn không thể đi vào ruột non do bị ứ đọng tại dạ dày. Vì vậy, gây ảnh hưởng đến các hoạt động ở đường tiêu hóa và có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe do có thể hoại tử ở dạ dày. Có nhiều nguyên nhân gây ra hội chứng hẹp môn vị và có thể điều trị bằng cách phẫu thuật cắt bỏ hoặc dùng bằng thuốc. Vậy hội chứng hẹp môn vị là gì, nguyên nhân và cách điều trị như thế nào?

Trong bài dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về hội chứng hẹp môn vị, các hậu quả có thể gặp nếu mắc hội chứng hẹp môn vị và các cách phòng tránh để có thể bảo vệ sức khỏe tốt nhất.

Hội chứng hẹp môn vị là gì?

Hội chứng hẹp môn vị là một hội chứng liên quan đến tình trạng lưu thông thức ăn bị cản trở từ dịch dạ dày xuống tá tràng, khiến dạ dày bị giãn to và làm thức ăn bị ứ đọng ở dạ dày sau 6 giờ.

Có nhiều nguyên nhân gây ra hội chứng hẹp môn vị, thường gặp nhất là ung thư hạng - vị môn dạ dày, sau đó là loét xơ chai biến dạng. Hội chứng hẹp môn vị nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến các rối loạn chuyển hóa nước, điện giải và toàn thân sẽ bị suy kiệt.

Hội chứng hẹp môn vị là gì? Nguyên nhân và cách điều trị + 1
Hẹp môn vị kéo dài có thể gây ra biến chứng nguy hiểm

Triệu chứng thường gặp của hội chứng hẹp môn vị

Các triệu chứng của hẹp môn vị sẽ thường gặp từ 3 đến 5 tuần sau khi sinh. Một số triệu chứng của hội chứng hẹp môn vị có thể gặp như:

  • Nôn sau khi ăn.
  • Cơn đói dai dẳng.
  • Co thắt dạ dày.
  • Mất nước.
  • Những thay đổi trong nhu động ruột.
  • Sụt cân, mất nước.
  • Luôn cảm thấy đói.

Ngoài ra, tùy vào từng giai đoạn của hội chứng hẹp môn vị lại có các dấu hiệu khác nhau như:

  • Giai đoạn đầu: Gặp các dấu hiệu đầy hơi, chán ăn, trướng bụng.
  • Giai đoạn tiến triển: Cơn đau nhiều hơn, khi đau nhẹ, khi đau dữ dội.

Tác động của hội chứng hẹp môn vị đối với sức khỏe

Mức độ nguy hiểm của hội chứng hẹp môn vị gây ra tùy thuộc vào các mức độ rộng, hẹp của môn vị và nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ không gây ra nhiều nguy hiểm. Một số tác động của hẹp môn vị gây ảnh hưởng đến sức khỏe như:

  • Nôn mửa kéo dài: Gây mất nước, mất cân bằng điện giải khiến cho cơ thể mệt mỏi.
  • Suy nhược cơ thể: Do hội chứng hẹp môn vị khiến cơ thể không hấp thu được nhiều dưỡng chất, gây sụt cân và suy nhược cơ thể nghiêm trọng.

Biến chứng có thể gặp

Một số biến chứng thường gặp của hội chứng hẹp môn vị như:

  • Mất nước: Cơ thể có thể bị mất nước do nôn mửa gây ra mất cân bằng khoáng chất trong cơ thể.
  • Kích ứng dạ dày.
  • Bệnh vàng da do bilirubin do gan tiết ra bị tích tụ, gây vàng da và mắt.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Cần phải đi gặp bác sĩ nếu:

  • Nôn sau khi ăn.
  • Có vẻ ít hoạt động hoặc cáu kỉnh bất thường.
  • Tần suất đi tiểu ít hơn bình thường.
  • Không tăng cân hoặc đang giảm cân.

Hội chứng hẹp môn vị cần được chẩn đoán và điều trị sớm để giảm nguy cơ bệnh và nhanh chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân dẫn đến hội chứng hẹp môn vị

Hiện nay nguyên nhân gây ra hội chứng hẹp môn vị chưa được biết rõ. Tuy nhiên có thể do di truyền hoặc các yếu tố môi trường xung quanh. Hẹp môn vị thường không xuất hiện khi mới sinh và có thể phát triển sau đó.

Một số nguyên nhân có thể xảy ra như:

  • Loét dạ dày - tá tràng: Đây là nguyên nhân thường gặp nhất ở người trưởng thành, người cao tuổi đặc biệt là bệnh nhân viêm loét dạ dày - tá tràng.
  • Di truyền: Nếu gia đình có bố hoặc mẹ bị hẹp môn vị, nguy cơ con mắc bệnh sẽ cao hơn.
  • Ung thư hang - môn vị dạ dày: Khối u ác tính phát triển cản trở, làm chít hẹp môn vị.

Các nguyên nhân khác như:

  • Nguyên nhân trong dạ dày: U môn vị lành tình, sẹo cơ hang vị,...
  • Nguyên nhân ngoài dạ dày: U tụy xâm lấn môn vị hoặc tá tràng, biến chứng sau phẫu thuật cắt túi mật,...
Hội chứng hẹp môn vị là gì? Nguyên nhân và cách điều trị+ 3
Hẹp môn vị thường không xuất hiện khi mới sinh và có thể phát triển sau

Nguy cơ mắc phải hội chứng hẹp môn vị

Những ai có nguy cơ mắc hội chứng hẹp môn vị?

Trẻ em dưới 6 tháng tuổi là đối tượng phổ biến dễ mắc hội chứng hẹp môn vị và tỷ lệ ở nam nhiều hơn nữ.

Sử dụng kháng sinh để điều trị bệnh trong những tuần đầu sau sinh có thể làm tăng nguy cơ hẹp môn vị.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc hội chứng hẹp môn vị

Các yếu tố nguy cơ làm tăng nguy cơ mắc hội chứng hẹp môn vị:

  • Giới tính: Nam nhiều hơn nữ.
  • Lịch sử gia đình: Nếu có người trong gia đình như bố mẹ, ông bà bị hẹp môn vị thì trẻ sẽ có nhiều nguy cơ hẹp môn vị hơn.
  • Sử dụng kháng sinh.
  • Tiền sử bị viêm loét dạ dày.
  • Ung thư đầu tụy, u đầu tụy.
  • Bệnh lao, giang mai gây biến chứng loét và hẹp môn vị.

Phương pháp chẩn đoán và điều trị

Các xét nghiệm chẩn đoán

Bác sĩ sẽ xem các triệu chứng gặp phải để tiến hành thêm nhiều xét nghiệm khác để hỗ trợ chẩn đoán hội chứng hẹp môn vị.

Các xét nghiệm bao gồm:

  • Thực hiện các xét nghiệm máu để kiểm tra tình trạng mất nước hoặc mất cân bằng điện giải.
  • Siêu âm để xem môn vị và xác nhận chẩn đoán hẹp môn vị.
  • Nếu kết quả siêu âm không rõ ràng, có thể cho chụp X quang.
  • Hút dịch vị: Thực hiện vào trước bữa ăn sáng trong khi dịch vị có thể lẫn thức ăn bữa trước.

Phương pháp điều trị

Điều trị nội khoa:

Điều trị nội khoa là bắt buộc và luôn được khuyến khích thực hiện. Một số phương pháp như:

  • Bù nước và điều chỉnh rối loạn điện giải.
  • Hỗ trợ dinh dưỡng: Do người bệnh có thể không ăn uống được nên dẫn đến mất nước, rối loạn cân bằng điện giải và suy dinh dưỡng.
  • Rửa dạ dày.

Điều trị ngoại khoa: 

  • Phẫu thuật cắt bỏ môn vị. Nếu bị mất cân bằng nước và điện giải, cần truyền dịch trước khi phẫu thuật. Phương pháp phẫu thuật bằng xâm lấn tối thiểu được gọi là Pyloromyotomy.
  • Phẫu thuật bao gồm cắt bỏ dạ dày một phần hoặc toàn bộ.
Hội chứng hẹp môn vị là gì? Nguyên nhân và cách điều trị + 2
Có thể phải phẫu thuật cắt bỏ dạ dày một phần hoặc toàn bộ

Chế độ sinh hoạt và phòng ngừa

Những thói quen sinh hoạt giúp hạn chế diễn tiến bệnh

Người bệnh mắc hội chứng hẹp môn vị cần xây dựng một chế độ sinh hoạt cân bằng, khoa học và hiệu quả để hạn chế được tiến triển của bệnh. Một số thói quen cần được hình thành như:

  • Đặt túi ấm lên vùng mổ để giảm đau.
  • Thăm khám định kỳ.
  • Ăn uống điều độ, không quá no, không quá đói, luyện tập thói quen ăn uống khoa học.
  • Không sử dụng các chất kích thích.
  • Cần liên hệ với bác sĩ nếu có các dấu hiệu bất thường.

Phương pháp phòng ngừa hiệu quả

Các phương pháp phòng ngừa hội chứng hẹp môn vị hiệu quả như:

  • Phòng ngừa viêm loét dạ dày do đây cũng là những nguyên nhân dẫn đến hẹp môn vị.
  • Nên ăn uống khoa học, ăn chậm và nhai kỹ.
  • Hạn chế hút thuốc, uống rượu.
  • Tránh căng thẳng để giúp có tinh thần thoải mái.
  • Thăm khám định kỳ để theo sát tình trạng bệnh.
  • Nếu có bất kỳ triệu chứng nào, cần nên thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời và hiệu quả.

Như vậy thông qua bài này, bạn đọc có thể hiểu được rõ hơn về hội chứng hẹp môn vị, nguyên nhân gây bệnh và các triệu chứng gặp phải của hội chứng hẹp môn vị để có thể phòng ngừa được triệu chứng bệnh, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. Người có các triệu chứng nên đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị, cần phải thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống để có thể phòng ngừa hội chứng hẹp môn vị hiệu quả nhất.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:hẹp môn vị