Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bạn đã bao giờ nhìn vào đám mây và thấy hình một con vật, hoặc nhìn vào những vết nứt trên tường và tưởng tượng đó là một khuôn mặt? Nếu có, bạn không đơn độc. Đó là hiện tượng có thể gặp trong hội chứng Pareidolia, một trò đùa tinh nghịch mà bộ não "đánh lừa" thị giác của chúng ta.
Pareidolia là hiện tượng tâm lý vô cùng thú vị và quen thuộc với nhiều người. Hội chứng này là sự “đánh lừa” thị giác của não bộ, khiến cho bạn nhìn một vết nứt trên tường, một đám mây hay một chiếc lá thì đều “thấy” được khuôn mặt ngộ nghĩnh hiện lên. Lúc này, trí tưởng tượng sẽ tiếp tục “vẽ vời” thêm nhiều chi tiết độc đáo, phong phú cho bức tranh ấy, khiến những khuôn mặt trở nên sinh động hơn. Chính điều này đã mang lại cảm giác thích thú, như thể bộ não đang “đùa nghịch” với những hình ảnh xung quanh!
Pareidolia hay còn được biết đến là hội chứng ảo giác khuôn mặt, khiến con người dễ tưởng tượng ra các khuôn mặt trong những vật thể vô tri hoặc các hiện tượng tự nhiên.
Theo đó, những người mắc phải hội chứng Pareidolia thường nhạy cảm hơn với các khuôn mặt ở nhiều không gian, góc độ khác nhau. Cũng bởi bộ não của họ thường tự động liên kết các hình ảnh mơ hồ hoặc ngẫu nhiên từ hoa văn, họa tiết trên lá cây, vết ố, đồ vật,... để hình thành nên những khuôn mặt với biểu cảm và hình dáng khác nhau.
Nếu mắc phải hội chứng Pareidolia, bạn cũng không cần quá lo lắng vì hiện tượng này xuất phát từ bản năng sinh tồn và khả năng nhận diện khuôn mặt của con người. Đây là chính là kỹ năng rất quan trọng trong việc giao tiếp và phát hiện nguy hiểm. Mặc dù vậy, trong một số trường hợp đặc biệt, Pareidolia còn có thể là dấu hiệu nhận biết bệnh rối loạn tâm thần.
Đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm được lời giải chính xác về nguyên nhân gây nên hội chứng Pareidolia. Họ cho rằng, hiện tượng này có liên quan đến hoạt động của vùng Fusiform Face Area trong não bộ, là khu vực chịu trách nhiệm nhận diện khuôn mặt. Khi khu vực não bộ này được kích hoạt, con người sẽ “thấy” được hình dáng của khuôn mặt, ngay cả khi không có sự hiện diện của những khuôn mặt “thật sự”.
Dưới đây là một số yếu tố được xem là nguyên nhân của hội chứng Pareidolia:
Một nghiên cứu mới đây tại trường Đại học UNSW Sydney đã chỉ ra rằng, cơ chế não không chỉ định dạng khuôn mặt người thật, mà còn định dạng cả những vật thể có cấu trúc tương tự.
Chẳng hạn, cấu trúc hai hình tròn hai bên, và một đường dài nằm chính giữa là cấu trúc cơ bản nhất của khuôn mặt ở góc chính diện. Và góc nhìn nghiêng cũng có những cấu trúc nhất định như vậy. Khi nhìn thấy những vật thể có cấu trúc tương tự khuôn mặt người, bộ não con người sẽ tự động tạo nên hình ảnh khuôn mặt trong tiềm thức.
Màu sắc của vật thể cũng có thể khiến đồ vật này nhìn giống với khuôn mặt con người. Bên cạnh sắc màu vốn có, độ đậm nhạt của màu sắc còn có thể được tạo nên nhờ góc sáng, góc tối theo các cạnh của đồ vật. Yếu tố này sẽ tạo nên cảm xúc cho khuôn mặt “ảo ảnh”, từ đau khổ, lo lắng,... đến vui vẻ, hạnh phúc, thậm chí là đáng sợ.
Hội chứng Pareidolia có thể xuất hiện ở bất cứ lứa tuổi, giới tính nào. Mặc dù vậy, trẻ em thường có khả năng nhìn thấy ảo giác khuôn mặt nhiều hơn so với người lớn. Điều này là do trí tưởng tượng và khả năng xử lý thông tin ở trẻ thường phong phú hơn, và mai một dần khi lớn lên.
Ngoài ra, còn có một số đối tượng dễ trải qua hội chứng Pareidolia là:
Hội chứng Pareidolia chỉ là một hiện tượng tâm lý bình thường nên không hề nguy hiểm đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này xảy ra quá thường xuyên hoặc đi kèm với nhiều triệu chứng bất thường khác như: Căng thẳng, lo âu, hoang tưởng,... đây rất có thể là dấu hiệu của bệnh về tâm lý. Lúc này, người bệnh cần được thăm khám kịp thời để điều trị kịp thời nhé!
Bài viết trên đã cung cấp cho độc giả cái nhìn rõ nét về hội chứng Pareidolia. Nếu lần tới, bạn bắt gặp một khuôn mặt ngộ nghĩnh nào đó trên những chiếc bánh nướng, hoặc trên những đám mây, hãy cứ thoải mái tận hưởng và để trí tưởng tượng bay cao nhé!
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.