Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Không ít bệnh nhân sau khi thăm khám và được chẩn đoán mắc hội chứng Sinding-Larsen-Johansson thường lo lắng và có những thông tin khá mơ hồ. Bài viết sẽ nêu cụ thể, chi tiết giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh này.
Do nhiều yếu tố liên quan đến vận động nên không ít người gặp phải hội chứng Sinding-Larsen-Johansson. Vậy đây có phải là tình trạng nguy hiểm với sức khỏe và có thể phòng ngừa, điều trị hiệu quả hay không? Các bác sĩ chuyên khoa đã đưa ra lý giải cụ thể về hội chứng này với những thông tin chi tiết sau đây.
Hội chứng Sinding-Larsen-Johansson là thuật ngữ y học dùng để chỉ tình trạng người bệnh bị viêm sưng ở phần cuối của xương bánh chè, gây cảm giác đau đớn, khó chịu, hạn chế vận động. Bệnh này có thể gặp ở bất kỳ ai, tuy nhiên thực tế cho thấy nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn cả là vận động viên, những người từ 10 - 14 tuổi hoặc trẻ em bị bại não.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới hội chứng này là do người bệnh dùng phần khớp để hoạt động quá mức, vận động thể thao quá tải khiến một phần dây chằng xương bánh chè bị đứt, viêm gân do việc căng và kéo dây chằng hoặc cơ địa không dẻo dai, bị căng cứng khi hoạt động.
Các bác sĩ cho rằng hội chứng Sinding-Larsen-Johansson sẽ không quá nguy hiểm và có thể được điều trị khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm. Khi triệu chứng chưa quá nặng, người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi hợp lý kết hợp sử dụng thuốc phù hợp là có thể kiểm soát bệnh.
Tuy nhiên, nếu người bệnh chủ quan và chậm trễ trong việc điều trị thì hội chứng này có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như chấn thương mãn tính, thậm chí là mất khả năng vận động, teo cơ hoặc yếu cơ. Do đó, các bác sĩ luôn khuyến cáo người bệnh ngay khi có biểu hiện đầu tiên cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, điều trị.
Vậy đâu là triệu chứng nhận biết của bệnh? Theo nghiên cứu, hội chứng này có những biểu hiện theo giai đoạn khác nhau như sau:
Hiện nay, bác sĩ thường sử dụng 3 phương pháp chẩn đoán hội chứng Sinding-Larsen-Johansson để xác định mức độ bệnh, từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Cụ thể như sau:
Đây là phương pháp đầu tiên mà bác sĩ thường áp dụng để thăm khám tình trạng của bệnh nhân. Bằng cách kiểm tra dáng đi, biểu hiện sưng ở phần khớp và dây chằng, việc thực hiện động tác khớp, bác sĩ có thể đánh giá sơ bộ về mức độ nghiêm trọng của bệnh. Từ đó có cơ sở để đưa ra việc thực hiện phương pháp chẩn đoán tiếp theo trong trường hợp cần thiết.
Phương pháp này được xem là mang lại độ chính xác cao hơn so với chẩn đoán lâm sàng. Bệnh nhân có thể được chỉ định thực hiện một số liệu pháp như sau:
Nếu không được chẩn đoán chính xác, hội chứng Sinding-Larsen-Johansson rất dễ nhầm lẫn với những bệnh liên quan đến xương khớp khác như viêm khớp dạng thấp, bong gân, gout, nứt khớp hay gãy xương. Do đó, trong trường hợp nghi ngờ sự khác biệt, bác sĩ có thể thực hiện một vài kỹ thuật chẩn đoán chuyên sâu để chẩn đoán, giúp phương hướng điều trị sát và hiệu quả hơn.
Hiện nay, việc điều trị hội chứng Sinding-Larsen-Johansson thường được áp dụng theo những phương pháp sau đây:
Bác sĩ có thể kê các loại thuốc hỗ trợ giảm đau, giúp tình trạng của bệnh nhân cải thiện hơn như thuốc giảm đau Acetaminophen, Panadol, Tylenol, thuốc giảm đau chống viêm không steroid (Naproxen, Ibuprofen, Aspirin). Bạn cần lưu ý việc dùng các thuốc dạng này cần tuân thủ đúng chỉ định, không tự ý tăng giảm liều để tránh gây những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh cải thiện tình trạng sưng, viêm bằng một số phương pháp hỗ trợ như chườm đá lạnh hoặc dùng nẹp, băng, nạng,... Ngoài ra, một số trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện nâng cao đầu gối hơn tim bằng dây treo.
Đây là phương pháp thường được chỉ định trong trường hợp người bệnh gặp tình trạng cơn đau tăng mạnh và khó di chuyển, vận động, giúp cải thiện cứng khớp, từng bước hoạt động trở lại, đồng thời hạn chế yếu hoặc teo cơ.
Khi tình trạng quá nặng và việc áp dụng các phương pháp trên không giúp cải thiện tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. Tùy từng mức độ bệnh mà bệnh nhân sẽ phải tiến hành phẫu thuật nội soi hoặc mổ hở. Thông thường sau khi phẫu thuật, người bệnh sẽ cần được theo dõi và áp dụng kết hợp phương pháp vật lý trị liệu để nhanh hồi phục.
Với các thông tin trên đây, Nhà thuốc Long Châu đã giúp bạn hiểu rõ hơn về hội chứng Sinding-Larsen-Johansson cũng như nguyên nhân và giải pháp điều trị. Để ngăn ngừa tình trạng này, tốt nhất bạn nên có phương pháp luyện tập thể thao đúng cách, đồng thời thiết lập chế độ nghỉ ngơi hợp lý sau khi chơi thể thao. Ngoài ra, bạn cần chú ý bổ sung thêm các thực phẩm tốt cho xương khớp để cải thiện độ dẻo dai, phòng ngừa hội chứng này một cách hiệu quả nhé!
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.