Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hội chứng tiếng mèo kêu là một trong những bệnh lý rối loạn di truyền hiếm gặp ở trẻ nhỏ. Vì thế, khái niệm hội chứng tiếng mèo kêu vẫn đang là một khái niệm mới lạ với nhiều người. Vậy hội chứng tiếng mèo kêu là gì? Hội chứng này có những triệu chứng điển hình nào? Phương pháp chẩn đoán cũng như điều trị ra sao? Tất cả sẽ có trong bài viết sức khỏe hôm nay của Nhà Thuốc Long Châu.
Theo thống kê, hội chứng tiếng mèo kêu có tỉ lệ ảnh hưởng khoảng 1/50000 trẻ. Trẻ mắc hội chứng này thường hạn chế về mặt trí tuệ, diễn đạt ngôn ngữ cũng như vận động. Để hiểu rõ hơn về hội chứng này, trước hết hãy cùng Nhà Thuốc Long Châu tìm hiểu sơ qua đôi nét về hội chứng tiếng mèo kêu bạn nhé!
Hội chứng tiếng mèo kêu có tên khoa học là hội chứng Cri du chat. Ngoài ra, hội chứng này còn được biết đến với một số tên gọi khác như hội chứng xóa nhiễm sắc thể 5p, hội chứng 5p trừ, hội chứng CdCS hay hội chứng Lejeune. Đây là một bệnh di truyền hiếm gặp nhưng lại là một trong những bất thường cấu trúc nhiễm sắc thể phổ biến nhất, cụ thể là mất một đoạn cánh ngắn của nhiễm sắc thể số 5.
Theo thống kê, hội chứng tiếng mèo kêu xuất hiện với tỉ lệ dao động trong khoảng 1/15000 - 1/50000 trẻ sinh sống. Và tỷ lệ mắc căn bệnh này ở bé gái thường cao hơn bé trai. Ngoài ra, một số trường hợp mắc bệnh có thể không được chẩn đoán gây khó khăn trong việc xác định tần suất thực sự của rối loạn này trong dân số.
Hội chứng tiếng mèo kêu được mô tả trong các tài liệu y khoa lần đầu tiên vào năm 1963 bởi bác sĩ Lejeune - bác sĩ nhi khoa và nhà di truyền học người Pháp. Và Cri du chat là tên tiếng Pháp của hội chứng tiếng mèo kêu.
Nguyên nhân dẫn đến hội chứng tiếng mèo kêu là do mất 1 đoạn ở nhánh ngắn của nhiễm sắc thể số 5. Sự biểu hiện cũng như mức độ nặng hay nhẹ của bệnh phụ thuộc vào vị trí và độ dài của đoạn mất.
Đặc điểm lâm sàng, mức độ nghiêm trọng cũng như tiến triển của hội chứng tiếng mèo kêu rất khác nhau tùy thuộc vào từng cá thể. Người mất đoạn nhiễm sắc thể càng lớn thì triệu chứng càng nhiều. Cụ thể, trẻ mắc hội chứng tiếng mèo kêu có thể mắc các triệu chứng sau:
Dưới đây là một số phương phán chẩn đoán và điều trị hội chứng tiếng mèo kêu:
Phương pháp chẩn đoán: Hiện nay, với sự phát triển của nền y học, các phương pháp xét nghiệm gen di truyền ra đời giúp phát hiện sớm các bất thường trong giai đoạn mang thai. Để chẩn đoán sớm hội chứng tiếng mèo kêu, các bác sĩ cần đánh giá lâm sàng kỹ lường để xác định các biểu hiện đặc trưng đồng thời thực hiện thêm một số xét nghiệm như xét nghiệm công thức nhiễm sắc thể (Karyotyping), xét nghiệm NIPS và lai huỳnh tại chỗ (FISH) để phát hiện đột biến mất đoạn ở cánh ngắn nhiễm sắc thể số 5.
Phương pháp điều trị: Hiện nay, vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm hội chứng tiếng mèo kêu. Các phương pháp điều trị chỉ giúp kiểm soát các triệu chứng. Việc điều trị hội chứng Cri du chat phụ thuộc vào các triệu chứng cụ thể của mỗi người. Để đạt được hiệu quả điều trị đòi hỏi sự nỗ lực phối hợp lên kế hoạch cũng như điều trị của một nhóm các chuyên gia, bác sĩ nhi khoa, bác sĩ phẫu thuật, bác sĩ chỉnh hình, bác sĩ tim mạch, bác sĩ thần kinh, nhà trị liệu ngôn ngữ, vật lý trị liệu cùng một số bác sĩ khác.
Trên thực tế, tiếng khóc như tiếng mèo kêu sẽ hết theo thời gian. Song, các triệu chứng khác của hội chứng này cũng cần được điều trị để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như cuộc sống của trẻ sau này. Việc can thiệp sớm rất quan trọng đối với những trẻ mắc hội chứng này nhằm giúp trẻ có thể phát triển một cách tốt nhất.
Các can thiệp sớm bao gồm: Giáo dục khắc phục đặc biệt, trị liệu ngôn ngữ, vật lý trị liệu… Việc phẫu thuật có thể giải quyết được một loạt các triệu chứng có liên quan đến hội chứng tiếng mèo kêu như khuyết tật tim bẩm sinh, vẹo cột sống, lác, hở hàm ếch, sứt môi,…
Trên đây là toàn bộ thông tin xoay quanh hội chứng tiếng mèo kêu mà Nhà Thuốc Long Châu đã tổng hợp để chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về hội chứng này. Chúc bạn đọc thật nhiều sức khỏe và đừng quên tiếp tục theo dõi trang web của Nhà Thuốc để cập nhật thêm nhiều bài viết bổ ích khác nhé.
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Vinmec.com
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.