Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Hội chứng Tourette có ảnh hưởng gì không? Khắc phục như thế nào?

Ngày 30/11/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Hội chứng Tourette là căn bệnh thường gặp ở trẻ em khiến nhiều cha mẹ lo lắng, không biết hội chứng Tourette có ảnh hưởng gì không và khắc phục như thế nào? Cùng tìm hiểu nhé!

Hội chứng Tourette là một bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh khiến người bệnh co giật liên tục, triệu chứng này có thể xuất hiện ở bất kỳ bộ phận nào của cơ thể. Nhiều cha mẹ lo lắng không biết hội chứng Tourette có ảnh hưởng gì không, có chữa khỏi được không và điều trị như thế nào? nhất là khi tỉ lệ trẻ mắc hội chứng này ngày càng gia tăng đến mức đáng báo động.

Nếu con yêu của mẹ có dấu hiệu của hội chứng Tourette, hãy theo dõi bài viết này ngay nhé!

Hội chứng Tourette có ảnh hưởng gì không?

Theo giới chuyên môn, mặc dù không đe dọa trực tiếp đến tính mạng, tuổi thọ và trí tuệ của trẻ nhưng hội chứng Tourette lại gây ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý, hành vi và cuộc sống sinh hoạt của trẻ.

Hội chứng tourette có ảnh hưởng gì không? Khắc phục như thế nào? 1 Hội chứng tourette có ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ.

Tourette ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của trẻ nếu không được phát hiện và điều trị sớm.

Một số ảnh hưởng mà hội chứng Tourette gây ra cho trẻ đó là:

Nguy cơ cao bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Có thể bạn chưa biết, thống kê cho thấy, có tới 60% trẻ mắc hội chứng Rourette bị hội chứng ADHD (rối loạn ám ảnh cưỡng chế) với các biểu hiện thường thấy như:

  • Lo lắng quá mức: Trẻ liên tục lo sợ mình đã làm mất đồ chơi, liên tục nhặt đồ lên – đặt đồ xuống,…
  • Ám ảnh về các trật tự sắp xếp phải theo 1 nguyên tắc nhất định, nếu trật tự bị phá vỡ trẻ vô cùng tức giận.
  • Yêu cầu sự sạch sẽ quá mức, sự bày bừa lộn xộn khiến trẻ khó chịu.

Tăng động giảm chú ý

70% trẻ bị Tourette cũng mắc hội chứng tăng động giảm chú ý với biểu hiện trẻ luôn nghịch ngợm, không tập trung, chạy nhảy liên tục….

Khó kiểm soát cảm xúc và hành vi

Hội chứng tourette có ảnh hưởng gì không? Khắc phục như thế nào? 2 Hội chứng Tourette khiến trẻ khó kiểm soát hành vi.

Hội chứng Tourette còn ảnh hưởng tới khả năng kiểm soát hành vi và cảm xúc của mình, trẻ dễ cáu gắt, khó chịu, luôn lo lắng, nghịch ngợm quá mức thậm chí trẻ còn dễ bị stress, có dấu hiệu tự kỷ và làm đau bản thân.

Khó khăn trong học tập

Chắc chắn hội chứng này có tác động tiêu cực đến quá trình học tập của trẻ. Trẻ khó khăn trong việc học đọc, học viết và trả lời câu hỏi.

Ngoài các tác động tiêu cực đến tâm lý, hành vi của trẻ, trẻ mắc hội chứng Tourette còn dễ bị kỳ thị, cô lập và bị trêu chọc, xa lánh. Tình trạng này nếu không được cải thiện sớm sẽ dẫn đến rối loạn thần kinh nguy hiểm như: Lo âu, trầm cảm, tự kỷ,… ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống sau này của con.

Điều trị hội chứng Tourette như thế nào?

Để điều trị hiệu quả được hội chứng này, thông thường cần áp dụng kết hợp nhiều phương pháp như: Liệu pháp hành vi, điều trị bằng thuốc, điều trị tâm lý, phẫu thuật,… kèm theo các tác động từ môi trường bên ngoài, đặc biệt là những người thân yêu của trẻ.

Tốt hơn hết, khi nhận thấy trẻ có các dấu hiệu bất thường, cha mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán bệnh và lên phác đồ điều trị hiệu quả.

Hội chứng tourette có ảnh hưởng gì không? Khắc phục như thế nào? 3 Động viên, khích lệ trẻ giúp ích cho việc điều trị Tourette.

Một số cách điều trị có thể áp dụng như:

  • Sử dụng thuốc an thần nhằm kiểm soát các cơn co giật của trẻ.
  • Trị liệu tâm lý kết hợp kiểm soát triệu chứng bệnh.
  • Chỉ định thuốc trống trầm cảm với các người bệnh có biểu hiện trầm cảm, rối loạn lo âu.
  • Các trường hợp mới mắc bệnh, triệu chứng nhẹ chưa cần điều trị bằng thuốc mà chỉ cần can thiệp giáo dục, kết hợp cả gia đình, trường học và bạn bè.

Lời khuyên giúp kiểm soát tốt hội chứng Tourette

Hội chứng rourette có ảnh hưởng khá lớn đến người bệnh cũng như gia đình và những người xung quanh. Để kết quả điều trị tối ưu nhất, ngoài việc tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ, bạn cũng nên:

  • Nhờ hỗ trợ của gia đình, bạn bè, trường học và những người xung quanh trẻ cùng phối hợp điều trị.
  • Động viên, khen ngợi trẻ.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng đủ chất và cân bằng, hạn chế đồ ăn dầu mỡ và các loại nước có ga.
  • Không để trẻ bị kỳ thị, xa lánh, trêu chọc.
  • Không tức giận hay to tiếng với trẻ.
  • Thường xuyên tổ chức các trò chời tập thể để trẻ tham gia như: Đá bóng, cầu lông, vẽ tranh....
  • Không tập trung vào các biểu hiện khác biệt của trẻ. Hãy làm cho trẻ cảm thấy con là một người bình thường, vui vẻ, hạnh phúc như bạn bè cùng trang lứa.

Hội chứng Tourette có ảnh hưởng gì không, bạn đã biết rồi chứ? Tuyệt đối không chủ quan, xem thường khi con yêu có các dấu hiệu của bệnh. Bởi dù không ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng hội chứng này lại tác động trực tiếp đến cuộc sống sau này của con. Hãy đồng hành cùng con thì chắc chắn hội chứng này sẽ nhanh chóng được đẩy lùi. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này. Chúc bạn và những người thân yêu luôn mạnh khỏe, hạnh phúc!

Lại Thảo

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm