Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tourette là một hội chứng phức tạp thường xuất hiện khi ngay từ khi chúng ta còn thơ ấu. Yếu tố di truyền, các tác động từ môi trường sống được xem là những nguyên nhân hội chứng tourette hàng đầu.
Với tỉ lệ 2/1.000 trẻ mắc hội chứng Tourette cùng những dấu hiệu dễ nhầm lẫn với thói quen xấu của trẻ nên căn bệnh này còn khá xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên trên thực tế, ở Việt Nam nói chung và toàn thế giới đã ghi nhận rất nhiều trường hợp mắc hội chứng Tourette. Điển hình như những đứa trẻ hay co giật mắt, thường xuyên phát ra những âm thanh lạ lùng… Vậy nguyên nhân hội chứng Tourette là gì? Làm thế nào để nhận biết và khắc phục hội chứng này?
Hội chứng Tourette là một bệnh lý ở hệ thần kinh khiến bệnh nhân bị co giật hoặc có những hành động lặp lại. Bệnh thường xuất hiện ngay từ khi chúng ta còn nhỏ, hoặc ở người trưởng thành. Trong đó, co giật là triệu chứng ở một phần hoặc toàn bộ cơ thể, xuất hiện các cử động nhanh lặp đi lặp lại, đột ngột và không kiểm soát được. Triệu chứng này có thể xuất hiện ở bất kỳ bộ phận nào của cơ thể như mặt, bàn tay hoặc chân.
Ngoài ra, một số người bệnh thường tạo ra những âm thanh co giật bất thường. Tần suất xảy ra cơn co giật có thể chỉ thoáng qua hoặc thường xuyên với mức độ nghiêm trọng, làm ảnh hưởng tới cuộc sống của người bệnh. Nhưng cũng có nhiều trường hợp, triệu chứng Tourette sẽ giảm dần đi khi trẻ bước vào tuổi trưởng thành tùy thuộc vào nguyên nhân hội chứng Tourette. Đáng chú ý, mặc dù có thể ảnh hưởng tới sinh hoạt nhưng Tourette hoàn toàn không ảnh hưởng tới trí tuệ hay tuổi thọ của người bệnh.
Hầu hết triệu chứng của Tourette khó nhận biết và dễ nhầm lẫn. Những triệu chứng này thường xuất hiện theo cơn và có thể biến mất trong thời gian dài. Hoặc xuất hiện triệu chứng mới khi cơn co giật cũ biến mất. Một số triệu chứng thường gặp nhất gồm:
Bên cạnh tìm hiểu nguyên nhân hội chứng Tourette, những rối loạn thần kinh kéo theo của căn bệnh này cũng là vấn đề cần chú ý. Trẻ mắc hội chứng Tourette nếu không được can thiệp và điều trị kịp thời có thể mắc thêm các bệnh tâm thần kinh kèm theo như:
Mặc dù vẫn chưa có nghiên cứu nào khẳng định nguyên nhân của Tourette nhưng có rất nhiều giả thiết về nguyên nhân hội chứng Tourette bao gồm:
Bên cạnh nguyên nhân hội chứng Tourette, một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh Tourette có thể kể đến như tiền sử gia đình đã có người bị Tourette hoặc co giật khác; giới tính (nam giới dễ mắc Tourette cao hơn nữ từ 3 - 4 lần).
Phương pháp chẩn đoán hội chứng Tourette chủ yếu dựa vào khai thác bệnh sử và khám lâm sàng. Bác sĩ sẽ yêu cầu trẻ ngồi yên để quan sát xem các cơn co giật có xuất hiện hay không. Ngoài ra, một số trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định thêm các chẩn đoán hình ảnh cần thiết như chụp điện não đồ (EEG) để đo sóng não, chụp cộng hưởng từ (MRI) phần đầu.
Để khẳng định người bệnh bị Tourette cần có đủ các yếu tố như xuất hiện nhiều tic vận động và một hoặc nhiều tic âm thanh. Đồng thời cần loại trừ các nguyên nhân do dùng chất kích thích hoặc các bệnh lý viêm não sau virus.
Dù nguyên nhân hội chứng Tourette là gì thì việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời vẫn là yếu tố đóng vai trò quan trọng đối với tương lai của người bệnh. Bởi dù sức khỏe không bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhưng người mắc hội chứng Tourette thường bị xa lánh, tự ti và ngại giao tiếp. Bên cạnh đó, căn bệnh này còn khiến người bệnh khó tập trung, ảnh hưởng lớn tới học tập.
Phương pháp điều trị cụ thể sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh của từng người. Đối với những bệnh nhân triệu chứng nhẹ, việc sử dụng thuốc là không cần thiết. Thay vào đó, một số hoạt động giáo dục và thay đổi thói quen sinh hoạt có thể giúp cải thiện tình trạng bệnh.
Thường xuyên chơi thể thao, tham gia các hoạt động sáng tạo như viết lách, vẽ tranh hoặc viết nhạc đều là những gợi ý rất tốt giúp người bệnh tập trung năng lượng tinh thần và thể chất.
Đối với người có triệu chứng nặng hơn, bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định một số loại thuốc an thần giúp kiểm soát các cơn cơn co giật, bắt đầu bằng một lượng thuốc nhỏ và tăng dần lên. Các loại thuốc này có thể dùng độc lập hoặc dùng kết hợp để giảm tác dụng phụ như mất ngủ, tăng cân, thay đổi hành vi…
Hội chứng Tourette có thể gặp ở bất kỳ đứa trẻ nào nhưng nếu hiểu rõ nguyên nhân hội chứng Tourette sẽ giúp chúng ta có cách nhận biết nguy cơ và phòng ngừa bệnh tốt hơn. Chỉ cần phát hiện sớm và can thiệp kịp thời chính là chìa khóa để trẻ phát triển bình thường.
An An
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.