Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hội chứng Tourette là một rối loạn tâm thần kinh đặc trưng bởi chuyển động Tic. Căn bệnh này đang có xu hướng gia tăng ở trẻ em và có ảnh hưởng không nhỏ đến tương lai của trẻ. Vậy, hội chứng tourette có chữa được không và chữa bằng cách nào?
Tourette thường xuất hiện từ khi trẻ 5 - 6 tuổi và có xu hướng nặng hơn trong khoảng 10 - 12 tuổi hoặc đến tuổi trưởng thành. Trong đó, tỉ lệ nam giới sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn so với nữ giới cao gấp 3 - 4 lần. Dù số lượng trẻ mắc Tourette ngày càng tăng do tác động của đại dịch Covid-19 nhưng cho đến nay vẫn chưa nhiều người hiểu rõ về căn bệnh này. Hơn nữa, các triệu chứng của hội chứng Tourette lại rất dễ nhầm lẫn với những thói quen tiêu cực của con người dẫn đến chậm trễ can thiệp. Vậy Tourette là bệnh gì? Hội chứng Tourette có chữa được không, chữa bằng phương pháp nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Hội chứng Tourette là một bệnh lý liên quan tới hệ thần kinh khiến cho bệnh nhân có biểu hiện co giật xảy ra trên một phần hoặc toàn bộ cơ thể. Đây là những chuyển động co giật hay còn gọi là chuyển động tic với đặc điểm cử động nhanh lặp đi lặp lại, bất thường, không kiểm soát được. Trong đó, co giật ở các bộ phận thường gặp như mắt, miệng, tứ chi… hoặc người bệnh phát ra âm thanh co giật bất thường.
Hiện tượng co giật này có thể xảy ra với tần suất khác nhau ở từng người bệnh. Ở mức độ nhẹ, Tourette thường không gây ảnh hưởng tới sinh hoạt. Nhưng nếu hiện tượng co giật có thể xảy ra thường xuyên với mức độ nghiêm trọng thì sẽ tác động tiêu cực tới cuộc sống của bản thân người bệnh và những người xung quanh. Chính vì thế, hội chứng Tourette có chữa được không là vấn đề được rất nhiều người quan tâm.
Hội chứng Tourette hầu hết xảy ra ở trẻ em từ 5 - 6 tuổi. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể gặp ở thanh thiếu niên và cả người trưởng thành. Tourette thường có xu hướng nặng hơn khi trẻ tới tuổi 11 - 12 tuổi. Nhưng ở nhiều trẻ em, tình trạng co giật do Tourette có thể thuyên giảm đi khi trẻ bước vào tuổi trưởng thành. Một điều đặc biệt may mắn là dù khiến người bệnh tự ti trong giao tiếp, ảnh hưởng tới sinh hoạt nhưng Tourette hoàn toàn không gây suy giảm về trí thông minh hay suy giảm về tuổi thọ của người bệnh.
Hiện này, nguyên nhân gây ra bệnh Tourette vẫn chưa có nghiên cứu chính xác. Bên cạnh yếu tố tuổi tác, hội chứng Tourette dễ gặp ở những đối tượng sau:
Hiện nay có rất nhiều phương pháp can thiệp điều trị Tourette khác nhau tùy vào mức độ gây bệnh. Với hội chứng Tourette thể nhẹ và không gây ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống, phần lớn người bệnh sẽ không dùng thuốc điều trị kiềm chế hành động. Bên cạnh đó, cũng có một số loại thuốc có thể dùng điều trị trong trường hợp triệu chứng quá nặng, người bệnh tự làm đau bản thân. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu khẳng định khả năng loại trừ hoàn toàn các biểu hiện của Tourette. Do đó, hội chứng Tourette có chữa được không còn phụ thuộc rất lớn vào thời điểm phát hiện bệnh, phương pháp điều trị và khả năng đáp ứng điều trị của người bệnh. Người bệnh cần gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và chỉ định phác đồ điều trị.
Với việc chẩn đoán qua triệu chứng, người bệnh có từ 2 dấu hiệu vận động (nháy mắt hoặc nhún vai) hoặc ít nhất một cử động âm thanh (la hét, hú…). Điều kiện đi kèm gồm thời gin xuất hiện các cử động Tics ít nhất 1 năm trở lên với tần suất nhiều lần trong ngày và không có sự tác động do dùng thuốc hoặc chất kích thích, gây nghiện nào khác. Đồng thời, loại trừ nguyên nhân do các bệnh lý như động kinh, viêm não sau khi nhiễm virus.
Không có xét nghiệm đơn lẻ nào có thể xác định trẻ mắc hội chứng Tourette. Việc chẩn đoán căn bệnh này chủ yếu vẫn dựa vào thăm khám lâm sàng thông qua các triệu chứng, khai thác tiền sử gia đình. Đồng thời, người bệnh có thể sẽ được chỉ định thực hiện theme một số phương pháp kiểm tra khác để hỗ trợ chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị chính xác hơn như:
Hội chứng Tourette có chữa được không? Tourette hoàn toàn có thể chữa khỏi bằng can thiệp giáo dục với người bệnh ở thể nhẹ, mức độ ảnh hưởng không cao. Lúc này, người bệnh chỉ cần được thăm khám, đánh giá mức độ bởi các chuyên gia y tế và tiến hành các phương pháp tâm lý giáo dục phù hợp.
Can thiệp giáo dục đúng cách sẽ giúp người bệnh kiểm soát được hành vi, hạn chế triệu chứng của hội chứng Tourette hiệu quả.
Với trường hợp Tourette xuất hiện nhiều triệu chứng nặng, có khả năng gây ảnh hưởng tới bản thân người bệnh cũng như những người xung quanh. Thì có thể áp dụng phương pháp điều trị dùng thuốc. Trong đó, thuốc phổ biến được sử dụng gồm thuốc an thần nhằm kiểm soát các cơn co giật của người bệnh. Có thể sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp với thuốc giãn cơ nhằm kiểm soát các cử động tics về thể chất và điều trị sự co cứng cơ. Đồng thời, sử dụng thuốc hạ huyết áp cho những bệnh nhân có huyết áp cao. Liều lượng sử dụng cần bắt đầu với với lượng nhỏ sau đó tăng dần trên cơ sở đánh giá tác dụng phụ của thuốc.
Một chế độ ăn uống cân đối, lành mạnh có thể giúp tăng hiệu quả điều trị cho người bệnh. Giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái, giảm căng thẳng, stress. Đồng thời, người bệnh nên hạn chế tối đa các chất kích thích như rượu bia, cafe, nước chè, một số loại thuốc…
Trên đây là một số thông tin giúp bạn đọc hiểu hơn về hội chứng Tourette ở trẻ em. Hy vọng bạn đọc đã có lời giải đáp cho câu hỏi: “Hội chứng Tourette có chữa được không?”. Dù áp dụng phương pháp điều trị nào, thì sự đồng hành của người thân và trường học cũng rất quan trọng. Do đó, hãy chọn cho trẻ môi trường giáo dục tốt nhất để nhận được hỗ trợ tối đa của bạn bè, người thân cùng các thầy cô giáo.
An An
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.