Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Ánh Vũ
Mặc định
Lớn hơn
Giãn tĩnh mạch nói chung và giãn tĩnh mạch chân nói riêng là bệnh lý gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Thế nhưng, nhờ áp dụng các bài tập thể dục cho người giãn tĩnh mạch chân đã giúp người bệnh kiểm soát và tránh được phần nào các triệu chứng khó chịu.
Giãn tĩnh mạch chân là bệnh lý rất phổ biến trong xã hội ngày nay. Bệnh gây ra nhiều khó chịu và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người bệnh. Hôm nay, Nhà thuốc Long Châu sẽ giới thiệu đến bạn đọc 5 bài tập thể dục cho người giãn tĩnh mạch chân.
Trước khi tìm hiểu về các bài tập thể dục cho người giãn tĩnh mạch chân, mời bạn đọc cùng Nhà thuốc Long Châu hiểu rõ hơn về căn bệnh này. Theo đó, giãn tĩnh mạch là hiện tượng tĩnh mạch bị giãn nở rộng và xoắn lại. Một số tĩnh mạch nằm sát bề mặt da bị sưng phồng lên và người bệnh có thể tự quan sát thấy các tĩnh mạch mày có màu xanh hoặc tím đậm nổi lên trên da.
Thông thường, lưu lượng máu ở tim chảy qua động mạch để tới các cơ quan trong cơ thể và trở về tim theo đường tĩnh mạch. Khi các van có chức năng điều chỉnh hướng đi và lượng lưu thông máu bị suy yếu hoặc tổn thương sẽ khiến cho dòng chảy không được kiểm soát hợp lý. Điều này sinh ra áp lực khiến cho tĩnh mạch bị giãn rộng, phình to hay bị xoắn lại.
Giãn tĩnh mạch có thể xảy bất kỳ vị trí nào trên cơ thể và dẫn đến nhiều bệnh lý như giãn tĩnh mạch thực quản (thực quản), bệnh trĩ (hậu môn), giãn tĩnh mạch thừng tinh (bìu)... Tuy nhiên, tình trạng này phổ biến nhất ở cả nam giới và nữ giới là giãn tĩnh mạch chân.
Giãn tĩnh mạch ở chân có thể gây ra một số triệu chứng tiêu biểu như:
Các triệu chứng trên có xu hướng trở nên rõ rệt hơn khi người bệnh phải đứng lâu hoặc khi thời tiết ấm lên. Để cải thiện triệu chứng, cách tốt nhất là đi bộ nhẹ nhàng, nằm nghỉ ngơi và nâng chân cao ở vị trí ngang bằng hoặc cao hơn trái tim.
Ngoài ra, bạn cần đến gặp bác sĩ sớm nếu gặp các vấn đề như sau:
Sau đây, Nhà thuốc Long Châu sẽ giới thiệu đến bạn đọc 5 bài tập thể dục cho người giãn tĩnh mạch chân vừa an toàn vừa hiệu quả, cụ thể như sau:
Buerger Allen là một trong những bài tập thể dục cho người giãn tĩnh mạch chân lâu đời và có tác dụng giúp cải thiện quá trình lưu thông máu từ tim đến chân, đồng thời hạn chế tình trạng giãn tĩnh mạch. Bài tập này dựa trên cơ chế kiểm soát một cách nhịp nhàng lưu lượng máu từ tim tới phần thân dưới của cơ thể.
Cách thực hiện như sau:
Bài tập này nên thực hiện từ 10 - 12 lần/ngày.
Bài tập nhón gót chân được thực hiện nhằm mục đích là tăng cường cơ bắp ở chân, làm giảm hiện tượng giãn tĩnh mạch ở các vị trí cũ và ngăn ngừa phát sinh giãn tĩnh mạch chân ở những vị trí mới. Bài tập này thực hiện rất dễ dàng, đơn giản nên bạn có luyện mọi lúc, mọi nơi.
Tuy nhiên, bài tập nhón gót chân có liên quan đến khả năng giữ thăng bằng và sự cân bằng cơ thể nên cần cẩn thận khi tập luyện để tránh những chấn thương không đáng có.
Cách thực hiện:
Thực hiện bài tập này khoảng 20 lần/ngày.
Nếu thường xuyên thực hiện bài tập thể dục cho người giãn tĩnh mạch chân này, bạn sẽ thấy được sự khác biệt rõ ràng sau vài tuần.
Bài tập thể dục cho người giãn tĩnh mạch chân này có tác dụng giúp tăng cường sức mạnh cho cơ mông, hông, đùi và bắp chân. Có thể thực hiện bài tập này bất kỳ thời điểm nào trong ngày.
Cách thực hiện:
Thực hiện bài tập này ít nhất 15 lần/ngày. Nhu động ruột sẽ được cải thiện nếu tập vào buổi sáng. Tuy nhiên, bài tập nâng cao chân ra phía sau không được áp dụng cho phụ nữ mang thai.
Đây là một bài tập yoga giúp chữa tình trạng giãn tĩnh mạch chân và rất có lợi cho phần hông, đùi. Tuy nhiên, những đối tượng gặp vấn đề sức khỏe ở phần lưng thì cần thận trọng khi thực hiện và hãy ngưng tập ngay lập tức khi thấy đau lưng.
Cách thực hiện:
Lặp lại động tác này khoảng 15 nhịp, sau đó đổi bên và thực hiện tương tự với chân phải.
Bài tập này giúp tăng cường sức mạnh cho đôi chân và cải thiện lưu thông máu. Hãy thực hiện một cách chậm rãi để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Side lunge cũng là một bài tập yoga hỗ trợ điều trị giãn tĩnh mạch chân hiệu quả và giúp cơ thể bạn tràn đầy năng lượng. Tuy nhiên, những người gặp vấn đề về đầu gối thì cần thực hiện một cách cẩn trọng và chậm rãi. Hãy ngừng tập ngay lập tức nếu thấy dấu hiệu bất thường.
Cách thực hiện:
Động tác này cần được thực hiện 10 lần mỗi chân cho 1 lượt và thực hiện 3 lượt/ngày. Bạn sẽ thấy được sự khác biệt rõ rệt ở tĩnh mạch đùi và chân sau khi luyện tập một thời gian.
Những bài tập thể dục cho người giãn tĩnh mạch chân vừa nêu ở trên có tác dụng giúp phòng tránh và cải thiện hiệu quả tình trạng giãn tĩnh mạch chân. Ngoài ra, người bệnh có thể lựa chọn các hình thức luyện tập nhẹ nhàng và không gây ra quá nhiều áp lực lên tĩnh mạch như yoga, đi bộ hay đạp xe. Tuy nhiên, cần phải thận trọng với một số bộ môn có hoạt động thể chất ở cường độ nặng như chạy bộ hay nâng tạ.
Dưới đây là một số lời khuyên của các chuyên gia dành cho người giãn tĩnh mạch chân khi tập thể dục thể thao:
Trên đây là những thông tin hữu ích về bệnh lý giãn tĩnh mạch chân và gợi ý về 5 bài tập thể dục cho người giãn tĩnh mạch chân vừa an toàn vừa hiệu quả. Bạn có thể áp dụng các bài tập trên ở bất cứ đâu và bất cứ lúc nào. Hy vọng bạn đọc luôn có một sức khỏe tốt và dẻo dai.
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.