Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bỏng nhiệt làm thay đổi cấu trúc và chức năng của vùng tổn thương, gây nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Sơ cứu kịp thời đối với bỏng nhiệt có thể giảm thiểu nguy cơ biến chứng do bỏng gây ra.
Bỏng nói chung và bỏng nhiệt nói riêng là một trong những chấn thương thường gặp. Nó có thể xảy ra với chính bạn, hoặc nó có thể xảy ra với tất cả những người bạn gặp. Vì vậy, chăm sóc cho người bị bỏng với kỹ năng sơ cứu vết bỏng là một trong những điều quan trọng. Dù bạn có là nhân viên y tế hay không, bạn cũng cần biết. Trong nhiều trường hợp, chỉ cần biết các quy trình sơ cứu vết bỏng là có thể giúp bạn hoặc nạn nhân bỏng vượt qua tình trạng nguy cấp, giảm tỷ lệ thương tật, giảm đau và rút ngắn thời gian hồi phục sau chấn thương.
Sơ cứu người bệnh là một công việc mang tính chuyên môn và cộng đồng bao gồm các biện pháp can thiệp sau khi bị tai nạn và trước khi người bệnh đến cơ sở y tế đầu tiên. Sơ cứu đúng cách sau khi bị bỏng có thể làm giảm diện tích và độ sâu của vết bỏng, do đó làm giảm diễn biến của bệnh. Xử lý sai cách có thể làm tăng diện tích và khiến bệnh nặng hơn.
Trong sơ cứu bỏng nhiệt, ngâm vết bỏng vào nước càng sớm càng tốt sau khi bị bỏng có nhiều lợi ích: Giảm ngay nhiệt độ tại chỗ vết bỏng nhiệt, hoà loãng và trôi tác nhân gây bỏng, giảm đau, hạn chế rối loạn vi tuần hoàn vùng bỏng, giảm phù nề và giảm độ sâu vết bỏng.
Hãy nhớ rằng rất cần sử dụng nước mát sạch vì hiệu quả cao, có sẵn. Không bôi bất cứ thứ gì lên vết bỏng nếu không có sự khám đánh giá và chỉ định của bác sĩ.
Nhanh chóng loại bỏ tác nhân gây bỏng khỏi nạn nhân, đưa nạn nhân ra khỏi đám cháy ngay lập tức, dập lửa trên người nạn nhân...
Nạn nhân cần được đặt ở nơi an toàn, thoáng khí, cao ráo để sơ cứu hiệu quả.
Cắt quần áo cháy, nhanh chóng loại bỏ lớp quần áo chật, nhẫn hoặc đồng hồ trước khi vết bỏng sưng lên.
Kiểm tra để đánh giá tình trạng của toàn bộ cơ thể, đặc biệt là các chức năng quan trọng:
Nạn nhân cần được cấp cứu khẩn cấp khi phát hiện những rối loạn trên.
Làm mát phần cơ thể bị bỏng sẽ có tác dụng trong việc:
Ở bước này, phần cơ thể bị bỏng cần được ngâm rửa vào nước sạch. Ngâm mình trong nước mát càng sớm càng tốt, thời gian tốt nhất là trong vòng 30 phút sau khi bị bỏng. Sau thời gian trên, hiệu quả ngâm không lớn.
Phải ngâm rửa bằng nước sạch ở nhiệt độ tiêu chuẩn 16 đến 20 độ C. Tuy nhiên do trường hợp khẩn cấp, phải tận dụng nước có sẵn tại nơi xảy ra tai nạn. Cố gắng chọn nguồn nước sạch như nước đun sôi, nước máy, nước mưa, nước giếng...
Không dùng nước đá khiến nạn nhân bị nhiễm lạnh. Không sử dụng nước ấm vì ít có tác dụng trong việc làm mát và giảm đau. Một dấu hiệu cho thấy nhiệt độ nước thích hợp là nạn nhân nhận thấy sự dịu đi ngay lập tức sau khi ngâm mình, hoặc tiếng khóc của trẻ em giảm cường độ hoặc ngừng khóc.
Sau khi ngâm, tiếp tục đắp vết bỏng bằng gạc sạch hoặc vải sạch, hoặc thậm chí khăn sạch, khăn tay… Lúc này bạn cần bang ép vừa phải vết bỏng.
Nếu nạn nhân không nôn mửa, không chướng bụng và còn tỉnh táo, nên truyền dịch bù nước và các chất điện giải sau bỏng như oresol. Có thể cho nạn nhân uống trà đường ấm, nước ép trái cây, nước cháo loãng và cho trẻ bú bình thường.
Vận chuyển ngay nạn nhân đến cơ sở y tế gần đó để được các bác sĩ chuyên khoa chăm sóc. Lưu ý nếu bệnh nhân bị bỏng nặng sẽ phải vận chuyển bằng cán, ô tô. Nếu bỏng kết hợp với chấn thương hoặc gãy xương thì cần bất động tạm thời vùng cột sống bị thương, nên đặt nạn nhân trên tấm ván cứng và cố định đầu.
Đau quá mức do bỏng nặng nếu không được đánh giá đầy đủ mà vẫn tiến hành ngâm rửa thì trong quá trình đó bệnh nhân có thể gặp phải hiện tượng rối loạn nhịp tim, ngừng thở và ngừng tim. Vì vậy, phải đánh giá chính xác chức năng sống còn và tình trạng chung trước khi điều trị. Nếu tình trạng nghiêm trọng thì việc cấp cứu người bị thương phải được ưu tiên. Nếu xảy ra ngừng thở, ngừng tim thì nên ngừng ngâm và tiến hành hồi sức tổng hợp cho bệnh nhân.
Nhiễm lạnh, viêm phổi do ngâm rửa. Đây là biến chứng thường gặp, nhất là vào mùa lạnh đối với trẻ em, người già và phụ nữ. Để tránh điều đó, cần ngâm rửa vùng bỏng nhưng phải ủ ấm vùng lành, không dùng đá viên, nước lạnh, đối với trẻ nhỏ không nên ngâm rửa diện rộng và nên chọn nơi kín gió.
Không nên áp dụng các cách chữa bỏng truyền miệng như sư dụng nước mắm, củ chuối…, để bôi chữa bỏng. Những điều này là phản khoa học và không nên làm theo, chúng sẽ chỉ khiến vết bỏng thêm trầm trọng hơn. Bôi kem đánh răng lên vết bỏng là một quan niệm sai lầm, kem đánh răng có chứa một lượng nhỏ chất kiềm, bôi lên vết bỏng sẽ chỉ khiến bệnh nhân thêm đau đớn. Đặc biệt không làm vỡ các mụn nước để tránh nhiễm trùng.
>> Mách bạn: Alpha Choay - Sự lựa chọn tin cậy cho việc điều trọ phù nề sau chấn thương, phẫu thuật và bỏng, giúp bạn trở lại hoạt động nhanh chóng.
Khi bị bỏng nhiệt, người bệnh cần tuân thủ các hướng dẫn cách sơ cứu ban đầu trên đây, tuyệt đối không được tự dùng thuốc, tự đắp thuốc theo kinh nghiệm dân gian vì sẽ làm vết bỏng nặng thêm và gây ra những biến chứng khó lường. Người nhà nên đưa bệnh nhân bỏng đến bệnh viện để bác sĩ phán đoán mức độ bỏng và đưa ra phương án điều trị phù hợp.
Thuý Nguyễn
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.