Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Thực hiện việc xét nghiệm chính là một khâu vô cùng quan trọng khi có thể giúp bệnh nhân chẩn đoán tình trạng bệnh lý để đưa ra hướng điều trị phù hợp. Do đó, bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn lấy đờm làm xét nghiệm bệnh lao tại các cơ sở y tế.
Thông qua những hướng dẫn lấy đờm làm xét nghiệm, chúng ta sẽ hiểu được quy trình khi thực hiện lấy mẫu đờm, phục vụ cho công tác điều trị bệnh lao được hiệu quả hơn.
Đờm chính là phần chất nhầy được tiết ra từ những tế bào ở đường hô hấp dưới. Trong đờm có thể có chứa những chất lạ được hít vào trong phổi, tế bào bạch cầu hoặc tế bào miễn dịch. Theo đó, chất nhầy có tác dụng bẫy những vật lạ để các lông mao có ở trong đường thở làm sạch rồi tống khứ nó ra bên ngoài.
Bên cạnh đó, chất nhầy cũng có chứa những tế bào miễn dịch nhằm tiêu diệt hoặc nhấn chìm các loại vi khuẩn để chúng không thể tồn tại ở trong phổi và dẫn đến hiện tượng nhiễm trùng.
Nếu như bị nhiễm trùng, trong đờm cũng có thể chứa vi khuẩn. Nếu bị ung thư phổi, trong máu cũng có thể có đờm. Ngoài ra, đường hô hấp bị chấn thương, đường thở bị tổn thương hoặc phổi bị phù cũng có thể có chứa đờm.
Đờm có thể được dùng để phân tích ở phòng thí nghiệm với mục đích là đánh giá mức độ nhiễm trùng hoặc phát hiện ra ung thư. Theo đó, các xét nghiệm có thể bao gồm:
Lao chính là một căn bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lao với tên gọi là Mycobacterium tuberculosis gây nên. Theo đó, bệnh lao có thể xảy ra ở bất cứ bộ phận nào ở trên cơ thể. Trong số đó, lao phổi chính là thể lao phổ biến nhất (Chiếm đến 80% đến 85% trên tổng số các ca bệnh). Lao phổi có khả năng lây lan cho những người ở xung quanh.
Việc xét nghiệm đờm chính là giải pháp để phát hiện ra căn bệnh lao phổi. Nếu như bạn đang thực hiện quá trình điều trị lao phổi thì việc lấy đờm để làm xét nghiệm cũng là cách để chứng minh được hiệu quả mà thuốc đem lại.
Có thể nói rằng cách lấy đờm thường sẽ ảnh hưởng tới giá trị của việc xét nghiệm để chẩn đoán bệnh lao cũng như ảnh hưởng đến việc điều trị và tiên lượng đối với người bệnh.
Do đó, để xét nghiệm được chính xác, trước khi thực hiện việc lấy mẫu, bệnh nhân cần phải làm theo hướng dẫn cách lấy đàm thử lao sao cho thật chính xác và hiệu quả.
Theo đó, để thực hiện việc lấy đờm, người thực hiện sẽ phải làm theo các bước như sau:
Sau khi lấy đờm, lọ đựng mẫu sẽ được đưa đến phòng thí nghiệm ở trong một hộp đựng kín. Bạn nên đưa đến trong buổi sáng cùng ngày thì càng tốt. Nếu như không thể thực hiện được, bạn hãy bảo quản những lọ đựng mẫu ở trong một môi trường thích hợp. Điều này vừa hạn chế được sự lây lan của mầm bệnh, vừa không làm vi trùng bị suy yếu. Mặc dù vậy, sau khi lấy xong phần mẫu đờm cuối cùng, toàn bộ mẫu cũng sẽ được đi để làm xét nghiệm càng sớm càng tốt.
Trên đây là cách hướng dẫn lấy đờm làm xét nghiệm. Có thể nói rằng, đây là một cách thức lấy đờm rất đơn giản và dễ thực hiện. Nhờ có việc lấy đờm mà bác sĩ mới chẩn đoán được tình trạng bệnh lý và đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất cho người bệnh.
Lê Hồng
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.