Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Hướng dẫn phương pháp phục hồi sau nhồi máu cơ tim

Ngày 16/11/2017
Kích thước chữ

Việc phục hồi sau nhồi máu cơ tim có vai trò rất quan trọng nhưng cũng cần nắm rõ được những quy tắc và phương pháp để việc phục hồi được tiến triển nhanh chóng. Nếu

Việc phục hồi sau nhồi máu cơ tim có vai trò rất quan trọng nhưng cũng cần nắm rõ được những quy tắc và phương pháp để việc phục hồi được tiến triển nhanh chóng.

Nếu bạn hay người thân vừa mới trải qua một cơn nhồi máu cơ tim hay phẫu thuật tim thì vận động thể lực sẽ đóng một vai trò quan trọng trong tiến trình hồi phục chức năng tim mạch và giúp bạn khỏe mạnh hơn, hạn chế được những biến cố tim mạch tiếp theo. Những hướng dẫn dưới đây sẽ giúp bạn các cách thức tập luyện phục hồi sau nhồi máu cơ tim, phẫu thuật tim cơ thể nhanh chóng.

Những lợi ích của các hoạt động thể lực sau nhồi máu cơ tim

Hướng dẫn phương pháp phục hồi sau nhồi máu cơ tim
Hồi phục chức năng tim tốt hơn sau cơn nhồi máu

Muốn phục hồi sau cơn nhồi máu cơ tim, nếu thực hiện các hoạt động thể lực một cách khoa học, hợp lý bạn sẽ thu được rất nhiều lợi ích, bao gồm:

– Hồi phục chức năng tim được tốt hơn sau cơn nhồi máu. Cải thiện sức khỏe một cách bền vững lâu dài

– Giúp bạn cảm thấy thoải mái và thư giãn hơn. Giảm thiểu nguy cơ tái phát để phục hồi sau nhồi máu cơ tim hay các bệnh tim mạch khác

– Kiểm soát được trọng lượng cơ thể, nồng độ cholesterol, phòng ngừa rối loạn nhịp tim và huyết áp. Tránh tình trạng bị loãng xương ở những người có tuổi. Nếu bạn bị bệnh tiểu đường, vận động thể chất đều đặn cũng sẽ giúp bạn kiểm soát đường máu tốt hơn

Không phải bất kỳ ai sau nhồi máu cơ tim khi vận động thể chất sẽ đạt được những lợi ích nêu trên ngay lập tức. Tuy nhiên, chúng sẽ đến sau một thời gian luyện tập, do vậy, người bệnh cần kiên trì.

Thời điểm người bệnh nên bắt đầu luyện tập sau nhồi máu cơ tim

Các hoạt động nên được bắt đầu sớm, ngay trong tuần đầu tiên sau khi người bệnh ra viện nhưng ban đầu nên hoạt động nhẹ nhàng và tăng dần mức độ hoạt động một cách từ từ. Điều quan trọng là phải duy trì vận động thể lực một cách đều đặn từ ngày này sang ngày khác, dù đó là những hoạt động hết sức đơn giản, chẳng hạn như vệ sinh cá nhân vào mỗi buổi sáng, làm các công việc nhà một cách nhẹ nhàng, hay làm vườn, tỉa cây…

Hướng dẫn cách tập đi bộ sau khi ra viện từ một cơn nhồi máu cơ tim

Hướng dẫn phương pháp phục hồi sau nhồi máu cơ tim
Đi bộ là hình thức thường được khuyến cáo nhiều nhất cho người bệnh sau cơn nhồi máu cơ tim

Đi bộ là hình thức thường được khuyến cáo nhiều nhất cho người bệnh sau cơn nhồi máu cơ tim. Dưới đây là bảng hướng dẫn tập luyện đi bộ cho người bệnh sau khi ra viện:

Tuần

Thời gian tối thiểu (phút)

Số lần trong một ngày

Các bước đi

1 5 – 10 2 Đi bước ngắn
2 10 – 15 2 Đi khoan thai
3 15 – 20 2 Đi khoan thai
4 20 – 25 1 – 2 Đi khoan thai/ Đi bước dài
5 25 – 30 1 – 2 Đi khoan thai/ Đi bước dài
6 30 1 – 2 Đi khoan thai/ Đi bước dài

Đi bộ nên được áp dụng ngay trong tuần đầu tiên sau khi ra viện. Đi bộ nhẹ nhàng xung quanh nhà, vườn hoặc ra ngoài phố. Nên bắt đầu bằng cách cố gắng đi bộ hàng ngày trên một đường thẳng, đặt ra cho mình một đích đến, chẳng hạn như cuối dãy nhà hoặc một cửa hàng gần đó… Thời gian đầu, nên đi bộ với những bước đi chậm, khoan thai, sau vài tuần, bạn sẽ tạo cho mình một khoảng cách đi xa hơn hoặc đi lên đường dốc.

Khoảng 88% bệnh nhân dưới 65 tuổi có thể phục hồi sau nhồi máu cơ tim có thể trở lại công việc thường ngày. Dĩ nhiên họ trở lại công việc tùy thuộc vào 2 yếu tố: tim họ bị tổn thương đến mức nào và họ làm công việc gì sau nhồi máu cơ tim. Một số người cần chuyển sang công việc khác không quá nặng nề phù hợp hơn với tim của họ.

Bảo Bảo

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin