Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bạn đang tìm kiếm loại thuốc giảm mỡ máu tốt nhất cho mình và người thân? Trên thị trường có vô số sản phẩm thuốc giảm mỡ máu khác nhau khiến khách hàng bối rối không biết nên lựa chọn sản phẩm nào và nên tránh loại thuốc giảm mỡ máu nào. Hãy xem bài viết nhà thuốc Long Châu chia sẻ dưới đây để có câu trả lời chính xác nhất nhé.
Mỡ máu cao là tình trạng mà rất nhiều người gặp phải, ngay cả ở những người trẻ tuổi. Nếu mỡ máu không được điều trị hoặc kiểm soát, người bệnh dễ mắc các bệnh về tim mạch, tiểu đường, béo phì. Vì vậy, thuốc giảm mỡ máu được xem là giải pháp hữu hiệu giúp cải thiện tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid máu. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn danh sách các loại thuốc giảm mỡ máu phổ biến nhất được các bác sĩ khuyên dùng.
Thuốc giảm mỡ máu là biện pháp được sử dụng để điều trị lượng mỡ trong máu cao. Khi sử dụng thuốc hạ mỡ máu, nồng độ chất béo, bao gồm chất béo trung tính, cholesterol toàn phần, LDL và HDL sẽ trở về mức an toàn.
Bằng cách này, người bị mỡ máu cao sẽ giảm thiểu nguy cơ phát triển các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe, như:
Nếu tình trạng rối loạn mỡ máu của bạn chỉ ở mức độ nhẹ và không kèm theo các bệnh mãn tính như cao huyết áp, tiểu đường thì không cần thiết phải sử dụng thuốc giảm mỡ máu. Theo các chuyên gia y tế, tình trạng mỡ máu có thể được cải thiện hiệu quả chỉ bằng cách thay đổi chế độ ăn uống, tập thể dục và lối sống lành mạnh, ví dụ như:
Nếu bạn chủ động thay đổi lối sống sau một thời gian nhưng tình trạng mỡ máu vẫn chưa được cải thiện hiệu quả thì nên dùng thuốc theo hướng dẫn, đơn thuốc của bác sĩ chuyên khoa.
Đây là sản phẩm được phát triển bởi công ty dược phẩm Pfizer của Mỹ. Mỗi viên thuốc giảm mỡ máu Lipitor chứa 20mg atorvastatin. Các bác sĩ thường kê đơn thuốc này cho những bệnh nhân mắc chứng rối loạn lipid máu, hàm lượng chất béo trung tính và cholesterol trong máu cao. Ngoài ra, một công dụng khác của loại thuốc này là giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở nhóm người có nguy cơ mắc cao.
Khi sử dụng Lipitor, người bệnh có thể gặp các tác dụng phụ như chướng bụng, táo bón, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, hồi hộp, ngứa, khô da…
Đặc biệt, đây là thuốc kê đơn và cần sử dụng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Bệnh nhân không được tự ý mua thuốc hoặc thay đổi liều lượng vì có thể sẽ có nguy cơ bị biến chứng do tác dụng phụ của thuốc.
Đây là thực phẩm chức năng được phát triển và sản xuất bởi Công ty Dược phẩm Organika. Tất cả dưỡng chất có trong thuốc này đều được chiết xuất từ các thành phần tự nhiên có độ lành tính cao. Mỗi viên thuốc Organika Cholesterol chứa các thành phần dược liệu sau:
Thuốc Organika Cholesterol được cho là một phương pháp điều trị hiệu quả để giảm mỡ máu. Ngoài ra, Organika Cholesterol còn có công dụng đặc biệt khác đó là hạn chế quá trình oxy hóa và làm giảm nồng độ cholesterol trong gan, rất có lợi cho sức khỏe tim mạch. Thuốc nên được uống hai lần một ngày, mỗi lần 1 đến 2 viên, dùng trong bữa ăn.
Kyoman là thuốc giảm mỡ máu được sản xuất bởi Công ty Dược Mediplantex. Thuốc chứa hai thành phần thảo dược chính là chiết xuất nần nghệ và cam hương. Ngoài ra, thuốc còn chứa các thành phần khác là rutin và hesperidin.
Kyoman giúp kiểm soát lượng lipid trong máu, ổn định lượng đường trong máu, củng cố thành mạch máu và ngăn ngừa các biến chứng xảy ra khi lipid máu tăng cao. Ngoài ra, thuốc còn được sử dụng cho bệnh nhân tăng huyết áp, bệnh tim mạch, xơ vữa động mạch, bệnh gan nhiễm mỡ, nhồi máu cơ tim, hội chứng chuyển hóa hoặc đột quỵ.
Liều lượng khuyến cáo của Kyoman: Mỗi ngày 2 viên, chia làm 2 lần, mỗi lần 1 viên.
Một số điều người bệnh cần lưu ý khi dùng thuốc giảm mỡ máu là:
Nhìn chung, thuốc giảm mỡ máu có thể nhanh chóng làm giảm các thành phần mỡ máu xấu trong máu. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, người bệnh cũng cần chú ý đến tác dụng phụ do thuốc gây ra.
Nếu lượng mỡ trong máu đạt đến ngưỡng cao gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe thì tốt nhất bạn nên tuân thủ hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ chuyên khoa. Nếu lượng mỡ trong máu chỉ tăng nhẹ và vẫn nằm trong ngưỡng an toàn thì bạn chỉ cần thay đổi lối sống, ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên để cải thiện sức khỏe, hạn chế lượng mỡ trong máu tăng cao.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.