Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Hướng dẫn sơ cứu đột quỵ nuốt lưỡi đúng cách, hạn chế tối đa di chứng

Ngày 06/05/2022
Kích thước chữ

Sơ cứu đột quỵ nuốt lưỡi như thế nào là chủ đề thu hút sự quan tâm của đông đảo mọi người, nhất là những người thường xuyên chơi đá bóng – môn thể thao có tỷ lệ người bị đột quỵ nuốt lưỡi cao nhất hiện nay.

Người bị đột quỵ nuốt lưỡi có tỷ lệ tử vong cao bởi người bệnh lúc này rất khó khăn để hô hấp, không thể kiểm soát nhịp thở và dễ dẫn đến ngưng thở, ngưng tim. Do đó, để bảo vệ bản thân và những người xung quanh, mỗi người trong chúng ta nên trang bị những kiến thức về cách sơ cứu đột quỵ nuốt lưỡi như thế nào là điều vô cùng cần thiết.

Thấu hiểu được điều đó, Nhà thuốc Long Châu đã tổng hợp các bước sơ cứu đột quỵ nuốt lưỡi đúng chuẩn y khoa để mang đến cho bạn nguồn kiến thức đúng và đầy đủ nhất.

Nhận biết dấu hiệu người bị đột quỵ nuốt lưỡi

Đột quỵ nuốt lưỡi thực chất là tình trạng người bệnh bị tụt lưỡi hoặc tụt khối cơ lưỡi. Tình trạng này thường xảy ra khi chúng ta có sự va đập mạnh, lên cơn co giật cao, sau khi hôn mê hoặc sốt cao.

Hướng dẫn sơ cứu đột quỵ nuốt lưỡi đúng cách, hạn chế tối đa di chứng 1 Người bị đột quỵ nuốt lưỡi khó khăn trong việc hô hấp.

Khi bị đột quỵ nuốt lưỡi, bệnh nhân thường kèm theo các dấu hiệu như nhịp thở không đều đặn thậm chí ngừng hô hấp, mất tri giác, sùi bọt mép, cơ thể tím tái, co giật liên tục, tăng tiết dịch đờm, mắt trợn ngược. Lúc này, nếu không được sơ cứu kịp thời, người bệnh dễ gặp phải các biến chứng nguy hiểm điển hình là tình trạng liệt nửa người thậm chí đe dọa trực tiếp đến tính mạng.

Người bị đột quỵ nuốt lưỡi cần được sơ cứu càng nhanh thì tỉ lệ bị biến chứng và tử vong càng thấp. Tuy nhiên, khi gặp tình trạng này, rất ít người có đủ bình tĩnh và kiến thức để sơ cứu. Điều này dẫn tới tình trạng có rất nhiều ca đột quỵ nuốt lưỡi đã tử vong thương tâm.

Nhiều người cho rằng, khi gặp một người bị đột quỵ nuốt lưỡi thì chúng ta cần nhanh chóng cho vật gì đó để chặn ngang miệng người bệnh, tránh tình trạng họ cắn lưỡi và dẫn đến tử vong. Tuy nhiên, theo giới chuyện môn, quan niệm này là hoàn toàn sai lầm.

Đột quỵ nuốt lưỡi bệnh nhân có xu hướng nuốt lưỡi vào bên trong mà không phải là dùng răng cắn vào lưỡi. Nên việc chặn ngang miệng người bệnh lúc này hoàn toàn không có hiệu quả. Thêm vào đó, việc làm này có thể làm rách niêm mạc miệng, làm gãy răng, sặc vào phổi vô cùng nguy hiểm.

Hướng dẫn sơ cứu đột quỵ lưỡi đúng chuẩn y khoa

Khi gặp 1 người có dấu hiệu đột quỵ nguy hiểm, bạn cần bình tĩnh và nhanh chóng gọi điện thoại cho tổng đài xe cứu thương theo số 115. Song song với đó, bạn cần:

Hướng dẫn sơ cứu đột quỵ nuốt lưỡi đúng cách, hạn chế tối đa di chứng 2 Liên hệ cơ quan y tế ngay khi phát hiện người đột quỵ.
  • Đảm bảo môi trường xung quanh người bị đột quỵ được thoáng mát, không cạnh các vật sắc nhọn, thủy tinh, nguồn điện hay nguồn nước.
  • Nới lỏng quần áo người bệnh để họ dễ dàng hô hấp.
  • Gối đầu người bệnh với khăn/gối mềm, tránh tình trạng người bệnh co giật, va đập não vào vùng cứng dẫn đến xuất huyết não.
  • Tuyệt đối không đưa bất kỳ vật gì vào miệng bệnh nhân, không cho bệnh nhân ăn, uống thứ gì. Việc cho ăn uống lúc này có thể khiến người bệnh bị sặc vào phổi từ đó dẫn đến suy hô hấp.
  • Khi người bệnh đã ngừng co giật, bạn nên hỗ trợ người bệnh nằm nghiêng 45 độ giúp các dịch đờm trong cổ họng được chảy ra, tránh tình trạng làm tắc đường thở dẫn đến suy hô hấp.
  • Không đè chặt khi bệnh nhân co giật, co giật là triệu chứng tự phát không ý thức. Vì vậy, việc đè chặt, cố định bệnh nhân chỉ làm tăng nguy cơ khiến người bệnh bị tổn thương.
  • Liên tục theo dõi tình trạng của người bệnh, lắng nghe nhịp thở thường xuyên. Nếu người bệnh có dấu hiệu ngưng thở, cần dùng 2 tay ấn mạnh vào vùng gần tim để kích nhịp tim trở lại. Nên ép lồng ngực với độ sâu khoảng 5cm và tốc độ vào khoảng 100 – 120 lần/phút.
  • Với những người bệnh vẫn còn ý thức, bạn nên trò chuyện, trấn an, liên tục hỏi thăm để người bệnh được tỉnh táo, tránh rơi vào hôn mê. Hãy nhớ cố gắng kéo dài thời gian tỉnh táo của bệnh nhân cho đến khi xe cứu thương và đội ngũ bác sĩ hỗ trợ có mặt.
Hướng dẫn sơ cứu đột quỵ nuốt lưỡi đúng cách, hạn chế tối đa di chứng 3 Người bệnh tiểu đường là đối tượng có nguy cơ cao bị đột quỵ.

Đối tượng nào có nguy cơ bị đột quỵ nuốt lưỡi?

Bất kỳ ai cũng đều có nguy cơ bị đột quỵ nuốt lưỡi. Ngoài ra, một số nguyên nhân làm tăng nguy cơ đột quỵ có thể kể đến như: Trong gia đình có người bị đột quỵ, người mắc các bệnh lý về tim mạch, gan nhiễm mỡ, mỡ máu cao, cao huyết áp, bệnh tiểu đường,…

Ngoài ra, những người lười vận động, người có chế độ sinh hoạt, ăn uống thiếu hợp lý cũng là tác nhân làm tăng nguy cơ bị đột quỵ.

Kết quả khảo sát cho thấy, chỉ 50% người bệnh bị đột quỵ có thể sống sót và 10% trong số đó có thể bình phục hoàn toàn, số còn lại người bệnh phải chung sống với các biến chứng của đột quỵ cả đời. Do đó, nếu bạn thuộc top những người có nguy cơ bị đột quỵ thì nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ, nên xây dựng lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng khoa học, đủ chất.

Mong rằng những chia sẻ về cách sơ cứu người bị đột quỵ nuốt lưỡi trên đây hữu ích với bạn. Chúc bạn và gia đình thật nhiều sức khỏe!

Lại Thảo

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin