Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Hướng dẫn sơ cứu đột quỵ tại chỗ mà bạn nên biết

Ngày 28/03/2022
Kích thước chữ

Khi bệnh nhân bị đột quỵ thì bạn nên cấp cứu càng sớm càng tốt bởi nó sẽ giúp bạn giảm được tỷ lệ ảnh hưởng đến não bộ của chúng ta. Vì thế nên trong khi đợi xe cấp cứu đến thì bạn nên thực hiện một vài hình ảnh sơ cứu đột quỵ tại nhà đúng cách.

Đột quỵ chắc hẳn là một trong những biến chứng tim mạch gây tỷ lệ tử vong cao và các biến chứng nặng về sau. Nếu bạn sơ cứu người bị đột quỵ tại chỗ đúng cách và cấp cứu sớm thì bệnh nhân sẽ có khả năng phục hồi cao và giảm di chứng. Sau đây hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tham khảo cách sơ cứu đột quỵ tại chỗ.

Mức độ nguy hiểm của đột quỵ

Hướng dẫn các bước hình ảnh sơ cứu đột quỵ tại chỗ mà bạn nên biết Đột quỵ có thể gây ảnh hưởng đến tử vong và các di chứng nặng về sau nếu bạn không thực hiện cách sơ cứu đột quỵ kịp thời

Đột quỵ hay còn được gọi chính xác đó là tai biến mạch máu não, nó là tình trạng rối loạn tuần hoàn của máu não khiến cho các tế bào não tại một khu vực sẽ không nhận được đầy đủ oxy và các dưỡng chất cần thiết. Nếu thời gian bị đột quỵ càng dài thì các tế bào não sẽ ảnh hưởng càng cao và sẽ chết dần khi thời gian ngày càng trôi qua. Thông thường theo nghiên cứu của các bác sĩ cho rằng cứ 1 phút thì sẽ có trung bình đến 1.9 triệu nơ ron thần kinh sẽ chết và xảy ra dần liên tục trong vài giờ.

Có 2 dạng đột quỵ não đó chính là nguyên nhân của thiếu máu não cục bộ và xuất huyết não, thông thường thì tình trạng thiếu máu não sẽ thường xảy ra hơn. Nó sẽ gây nên cho bạn các biến chứng làm ảnh hưởng đến tắc nghẽn mạch máu, tắc hẹp do các chấn thương hay xơ vữa động mạch,...

Các bước sơ cứu đột quỵ tại chỗ đúng cách

Hướng dẫn các bước hình ảnh sơ cứu đột quỵ tại chỗ mà bạn nên biếtNhận biết đột quỵ qua FAST giúp kịp thời phát hiện người bệnh

Dưới đây là các bước giúp bạn có thể sơ cứu bệnh nhân bị đột quỵ đúng cách và hiệu quả nhất được các bác sĩ hướng dẫn.

Xác định người bệnh có các dấu hiệu đột quỵ hay không?

Để người dân có thể dễ dàng nhận biết được các dấu hiệu của đột quỵ, tổ chức y tế thế giới WHO đã đưa ra các cách dựa vào thang điểm FAST. 

  • F (Face - Khuôn mặt): Dựa vào các dấu hiệu của các triệu chứng gây méo miệng, mặt rũ xuống hay có thể là liệt một bên mặt.
  • A (Arm - Tay): Người bệnh có cảm giác tay bị tê hay có các triệu chứng như liệt vận động, không thể cử động cơ thể dễ dàng. Bệnh nhân có thể biểu hiện cụ thể qua việc rối loạn cảm giác, rối loạn sự vận động ở cả tay và chân.
  • S (Speech - lời nói): Hành vi của người bệnh thể hiện vấn đề rối loạn ngôn ngữ, khó nói và không thể hiểu được ý nghĩa câu từ của lời nói,...
  • T (Time - Thời gian): Việc này rất quan trọng bởi vì nó có thể gây ảnh hưởng đến việc điều trị của bệnh nhân. Vì thế nên khi sơ cứu bạn cần theo dõi chính xác thời gian mà bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng cụ thể cho đến khi nhập viện theo dõi.
  • Không nên để bệnh nhân té ngã.

Nếu bạn để bệnh nhân bị đột quỵ té ngã hay va đập mạnh thì sẽ có thể gây ảnh hưởng đến chấn thương sọ não. Chính vì vậy khi người bệnh có dấu hiệu đột quỵ bạn nên cho người bệnh nằm trên các bề mặt phẳng nhằm giúp giữ an toàn cho người bệnh.

Để bệnh nhân có thể thông thoáng đường thở

Nếu bệnh nhân vẫn còn tỉnh táo thì bạn cần phải kích thích cảm giác đau ở người bệnh như nhéo nhẹ vào da sau đó đưa người bệnh đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Bạn nên để bệnh nhân ở một tư thế thích hợp, thoải mái để có thể dễ dàng thông thoáng đường thở. Đồng thời có thể nới lỏng quần áo để bệnh nhân có thể dễ dàng hô hấp và thở hơn. 

Gọi 115 báo cho nhân viên y tế

Sau khi bạn đã thực hiện xong cách sơ cứu đột quỵ thì cần phải gọi sự giúp đỡ đến từ mọi người xung quanh và gọi đường dây nóng 115 để có thể đưa người bệnh đến với bệnh viện gần nhất để cấp cứu. Khi gọi bạn cần phải nhấn mạnh với nhân viên y tế rằng người bệnh đang có các dấu hiệu của bệnh đột quỵ như rối loạn ngôn ngữ, liệt nửa người,... Để bệnh viện có thể nhanh chóng đưa xe cấp cứu đến nhanh và sơ cứu kịp thời.

Những điều nên tránh đối với người bị đột quỵ

Hướng dẫn các bước hình ảnh sơ cứu đột quỵ tại chỗ mà bạn nên biết Bạn không nên cạo gió cho bệnh nhân bị đột quỵ vì có thể gây ảnh hưởng tử vong sớm hơn

Khi bạn gặp tình huống bệnh nhân bị đột quỵ thì càng nhanh chóng rút ngắn được thời gian đưa đến bệnh viện càng nhanh càng tốt. Dưới đây là một số điều bạn cần tránh đối với người bị đột quỵ, vì nó có thể gây nên nguy cơ cái chết nhanh hơn đến với người bệnh.

  • Không nên cạo gió cho bệnh nhân;
  • Không chích đầu ngón tay, vì cảm giác đâu sẽ gây ảnh hưởng đến huyết áp tăng vọt và lan rộng dần đến vùng hoại tử;
  • Không nên đưa bệnh nhân đến bệnh viện bằng xe máy;
  • Không nên tự ý điều trị tại nhà bằng các loại thuốc;
  • Không sử dụng các mẹo dân gian để điều trị cho bệnh nhân đột quỵ như bấm huyệt, vắt chanh,... vì có thể gây ảnh hưởng đến thời gian đưa bệnh nhân đến viện.

Bài viết trên đây là những chia sẻ của Nhà thuốc Long Châu về hướng dẫn các bước hình ảnh sơ cứu đột quỵ tại chỗ. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ có thêm được thông tin bổ ích và có thể áp dụng nó trong đời sống hằng ngày của chúng ta.

Minh Thúy

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin