Bơi lội là sở thích của rất nhiều người và là bộ môn thể thao giúp tăng chiều cao, phát triển cơ thể cân đối, lành mạnh. Tuy nhiên trong khi đi bơi, đi chơi ở biển, sông, hồ thì nguy cơ về tai nạn đuối nước có thể xảy ra bất kì lúc nào. Đối tượng gặp tai nạn đuối nước chiếm tỉ lệ rất cao là trẻ em, vậy khi đó xử trí thế nào, các bước sơ cứu trẻ em ngạt nước ra sao?
Các bước sơ cứu trẻ em ngạt nước
Khi bị ngạt nước, trẻ có thể ngừng thở, nhịp tim giảm do phản xạ của cơ thể. Tình trạng ngừng thở của trẻ kéo dài dẫn đến thiếu oxy máu, tăng nhịp tim và huyết áp.
Cấp cứu ngạt nước ban đầu
Nhịp tim trẻ sẽ chậm dần, rối loạn nhịp, thậm chí ngừng tim và tử vong nhanh chóng. Sơ cứu trẻ em ngạt nước sẽ đóng vai trò quan trọng quyết định sự sống còn và di chứng sau ngạt của trẻ. Tùy vào từng trường hợp của trẻ để sơ cứu trẻ em ngạt nước đúng kĩ thuật:
-
Trẻ còn tỉnh, hãy bọc trẻ bằng quần, áo, chăn khô, đưa trẻ vào nhà và đặt lên giường chiếu, cởi quần áo ướt, lau người khô rồi chuyển tới chỗ không bị thấm nước lạnh để quấn chăn và sưởi ấm cho trẻ. Đặt trẻ ở tư thế an toàn (nằm nghiêng về một bên) và gọi cấp cứu.
-
Nếu trẻ bất tỉnh, hãy kiểm tra xem trẻ còn thở hay không bằng cách nhìn vào lồng ngực và bụng thấy vẫn còn thở thì làm theo cách trên.
-
Nếu trẻ bất tỉnh, không thở và ngừng tim thì lập tức thực hiện ngay hô hấp nhân tạo miệng kề miệng và ấn tim. Ép tim ở nửa dưới xương ức bên trái. Nếu có 2 người, ép tim theo tỉ lệ 15/2 nghĩa là ép tim 15 lần, hà hơi thổi ngạt 2 lần. Nếu chỉ có 1 người ép tim theo tỉ lệ 30/2 là ép tim 30 lần, hà hơi thổi ngạt 2 lần.
Các kĩ thuật hà hơi thổi ngạt, ép tim ngoài lồng ngực là kĩ năng cơ bản cần biết khi sơ cứu trẻ em ngạt nước
Kỹ thuật hô hấp nhân tạo cho trẻ
-
Ngửa đầu trẻ ra đằng sau để mở ngỏ khí 1 và nếu cần thì khai thông khí quản.
-
Một tay nâng quai hàm lên rồi lấy hai ngón tay của bàn tay bên kia chặn hai lỗ mũi cho kín.
-
Hít một hơi thật dài, há rộng miệng ra và đặt vào miệng của trẻ bao quanh cho kín như kiểu chụp mũ.
-
Hà hơi từ từ nhưng mạnh, hơi đó là hít từ phối của mình lên, chuyển hơi ấy cho đến khi thấy lồng ngực trẻ nhô lên rồi nhìn dọc theo lồng ngực, khi thấy lồng ngực xẹp xuống là đã thành công.
-
Lặp lại thao tác hô hấp nhân tạo nhanh chóng thêm ba lần nữa, đợi cho lồng ngực xẹp xuống sau mỗi lần hà hơi rồi kiểm tra nhịp tim của trẻ bằng cách lấy núm vú trái làm trung điểm và từ đó chiếu thẳng xuống vài centimet chính là mỏm tim, nhìn thấy nhô lên rồi lặn xuống là tim đang đập .
-
Nếu tim của trẻ đã bắt đầu đập, hãy tiếp tục làm hô hấp cấp cứu theo nhịp 15-20 hơi mỗi phút cho đến khi trẻ đã có thể tự thở thì ngưng. Sau đó cho trẻ nằm trong tư thế nghiêng một bên trong khi chờ xe cấp cứu.
Kỹ thuật ép tim cho trẻ
Khi tim vẫn ngưng đập dù đã thực hiện hô hấp nhân tạo hãy thực hiện ấn lồng ngực cho trẻ theo các bước sau đây:
-
Đặt trẻ nằm trên một mặt phẳng cứng và quỳ xuống cạnh trẻ, đối diện lồng ngực. Tìm xương ức (xương mỏ ác) là điểm giao cắt giữa đường nối ngang hai vú với đường giữa ngực.
-
Đặt phần ngấn của cổ tay của một tay lên đoạn dưới xương mỏ ác của trẻ, tránh đè ngón tay lên xương sườn. Hãy đặt ở tư thế sao cho một bên vai của mình ngay trên xương mỏ ác của trẻ, ấn xuống 2,5-3,5cm rồi thả ra.
-
Hoàn tất 5 động tác ấn theo nhịp 80-100 lần/phút rồi ngưng và thực hiện một nhịp hà hơi thổi ngạt. Tiếp tục ép tim và thổi ngạt theo tỉ lệ 5:1 và lặp lại đến khi đủ 1 phút thì ngưng.
-
Kiểm tra lại nhịp của động mạch cảnh (lấy 2 ngón tay trỏ và giữa áp lên một điểm tại mặt trước bên trái của cổ gần tiếp giáp với hàm dưới rồi ấn sâu vào nếu chưa thấy nhịp đập thì lần xuống chút nữa theo thớ cơ sẽ tìm ra nhịp đập của động mạch cảnh).
-
Thấy tim vẫn chưa đập, tiếp tục ấn và hô hấp nhân tạo như trên, kiểm tra mạch của trẻ sau mỗi 3 phút một lần. Khi đã bắt được mạch hãy ngưng ấn, tiếp tục làm hô hấp miệng kề miệng cho bé đến khi xe cấp cứu đến hoặc trẻ bắt đầu thở trở lại.
Kỹ thuật ép tim ngoài lồng ngực rất cần thiết khi sơ cứu trẻ đuối nước
Những sai lầm khi sơ cứu trẻ em ngạt nước thường gặp
Những sai lầm sau đây cần tránh:
-
Đối với trẻ còn nhỏ có thể giữ được hơi thở trong một khoảng thời gian dài hơn bình thường (nghĩa là tuy trẻ đang ngừng thở, ngừng tim nhưng chịu đựng dài hơn so với các trẻ khác) nên kiên trì, đừng bỏ cuộc khi làm hô hấp nhân tạo.
-
Nhiều người nghĩ rằng cần bế thốc dốc ngược trẻ lên rồi vác lên vai và chạy, tuy nhiên điều này là không cần thiết mà còn làm chậm trễ thời gian sơ cứu cho trẻ. Không cố gắng dẫn lưu nước trong phổi hoặc trong bụng ra khi trẻ chưa tự thở được, khi nào trẻ bắt đầu hít thở trở lại sẽ tự ho khạc nước ra ngoài.
-
Không hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực khi vận chuyển tới bệnh viện sẽ làm mất thời gian cứu nạn nhân, gây ra di chứng não sau này nếu bệnh nhân còn sống. Điều này là do thiếu oxy ở các tổ chức trong một thời gian dài, đặc biệt là não.
Kĩ năng xử trí đuối nước là kĩ năng cơ bản nên trang bị cho tất cả mọi người
Phòng tránh đuối nước ở trẻ em
Vấn đề ngạt nước ở trẻ em là rất quan trọng, là vấn đề bức thiết đặt ra trong xã hội. Vì vậy cần phải có biện pháp phòng ngừa triệt để tình trạng này:
-
Không được để trẻ một mình ở nơi gần ao hồ hoặc ở bãi biển.
-
Không cho trẻ đi tắm biển hoặc tắm sông mà không có sự giám sát của người lớn biết bơi.
-
Khi đã trên 2 tuổi dạy trẻ học bơi, vừa khỏe mạnh, thể hình đẹp đồng thời cũng để phòng đuối nước và cũng có thể giúp người khác khi trẻ lớn lên. Tuy nhiên không phải biết bơi là không bị đuối nước và không nhất thiết nước sâu mới gây ra đuối nước.
-
Cha mẹ luôn phải để ý, ngăn không cho con đến những nơi ao hồ một mình, không bơi trong hồ hay tắm biển khi không có người lớn bên cạnh.
Ngạt nước ở trẻ nếu không được sơ cứu kịp thời sẽ để lại hậu quả và di chứng nặng nề, trong khi tỉ lệ trẻ em đuối nước ở nước ta rất cao. Vì vậy mỗi chúng ta cần phải có trách nhiệm và nghĩa vụ hiểu biết về việc sơ cứu trẻ em ngạt nước. Nhà thuốc Long Châu luôn hi vọng đồng hành cùng quý đọc giả trong công cuộc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình thân yêu!
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp