Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hút thuốc lá gây ra nhiều loại bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư phổi, khí phế thũng và bệnh tim. Việc hít phải khói thuốc là nguyên nhân dẫn đến những thay đổi trong tất cả các bộ phận của cơ thể, bao gồm cả hệ tiêu hóa.
Hút thuốc lá phá hủy sức khỏe của người hút ở nhiều cấp độ bởi hàng ngàn hóa chất có trong thuốc lá, trong đó bao gồm cả tác hại lên hệ tiêu hóa.
Hệ tiêu hóa bao gồm đường dạ dày - ruột (còn gọi là đường tiêu hóa), cùng với gan, tuyến tụy và túi mật. Các cơ quan rỗng này sẽ kết nối với nhau tạo thành một ống dài, xoắn từ miệng đến hậu môn (miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, và ruột già). Khi chúng ta đưa thực phẩm vào miệng, chúng sẽ đi đến hậu môn thông qua các cơ quan rỗng của đường tiêu hóa. Gan, tuyến tụy, túi mật là những cơ quan rắn của hệ tiêu hóa.
Nhờ có hệ tiêu hóa mà cơ thể chúng ta tiêu hóa được thức ăn, nghiền nát thức ăn thành các chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể, giúp cơ thể lấy năng lượng, tăng trưởng và sửa chữa tế bào.
Theo nhiều nghiên cứu, hút thuốc làm tăng nguy cơ ung thư miệng, ung thư dạ dày, ruột, ung thư tuyến tụy. Không những vậy, hút thuốc cũng có thể gây loét dạ dày, đặc biệt nguy cơ cao ở người hút thuốc bị nhiễm vi khuẩn H. pylori.
Một vấn đề khác với hút thuốc lá là nó có thể khiến một số thành phần trong ruột non di chuyển trở lại vào dạ dày gây ra chứng trào ngược axit. Hút thuốc cũng gây ra axit trong ruột non và làm tăng nguy cơ nhiễm H. pylori.
Nghiên cứu cho thấy hút thuốc cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư gan, trực tràng, hậu môn. Dưới đây là những tác hại nổi bật của việc hút thuốc lá đến hệ tiêu hóa:
Những người hút thuốc lá thường xuyên gặp phải chứng ợ chua. Ợ chua xảy ra khi dịch axit từ dạ dày trào lên thực quản. Hút thuốc làm giảm sức mạnh của cơ vòng thực quản dưới LES, khiến axit trong dạ dày dễ dàng trào ngược hoặc chảy ngược vào thực quản.
Ngoài ra, việc hút thuốc cũng thúc đẩy sự di chuyển của muối mật từ ruột đến dạ dày, làm cho axit trong dạ dày có hại hơn. Hút thuốc còn có khả năng gây tổn thương trực tiếp thực quản, làm giảm khả năng chống lại những tổn thương thêm từ chất lỏng trào ngược.
Thuốc lá chứa vô vàn hóa chất độc hại, trong đó có các hợp chất gây ung thư cho nhiều bộ phận của cơ thể, như miệng, cổ họng và thực quản, hệ tiêu hóa của bạn.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những người hút thuốc lá cũng có nguy cơ cao mắc phải ung thư đại trực tràng.
Loét dạ dày tá tràng là một vết loét hở ở niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng, phần đầu tiên của ruột non. Đã có những báo cáo cho thấy có mối quan hệ giữa hút thuốc lá và loét, đặc biệt là loét tá tràng. Hút thuốc lá khiến vết loét dễ xảy ra hơn, ít khả năng lành hơn và dễ gây tử vong hơn so với người không hút thuốc.
Bên cạnh đó, hút thuốc lá cũng làm giảm bicarbonate do tuyến tụy sản xuất, can thiệp vào quá trình trung hòa axit trong tá tràng. Đã có bằng chứng cho thấy việc hút thuốc lá mãn tính có thể làm tăng lượng axit do dạ dày tiết ra.
Như vậy, so với những người không hút thì người hút thuốc có nguy cơ bị loét cao hơn, đặc biệt là loét tá tràng. Bên cạnh đó, khi bị loét thì các vết loét ở người hút thuốc cũng sẽ khó lành nhanh để đáp ứng với các phương pháp điều trị hiệu quả khác.
Bệnh Crohn là bệnh viêm ruột gây kích ứng ở đường tiêu hoá khiến người bệnh bị đau và tiêu chảy ở nhiều mức độ khác nhau (nữ giới sẽ gặp nhiều hơn so với nam giới). Bệnh Crohn có thể dẫn đến các biến chứng như tắc ruột non và loét tại vị trí nối giữa khu vực bị ảnh hưởng và mô xung quanh. Mặc dù có thể dùng thuốc để kiểm soát các triệu chứng nhưng nhiều người bị mắc bệnh Crohn cần được phẫu thuật để loại bỏ các phần ruột bị ảnh hưởng.
Những người hút thuốc có nhiều khả năng mắc bị bệnh Crohn hơn, bao gồm các triệu chứng nặng hơn, thường xuyên hơn và nhiều biến chứng hơn. Thường những người này phải cần nhiều thuốc hơn để kiểm soát các triệu chứng, phẫu thuật và có triệu chứng tái phát sau phẫu thuật.
Gan là một cơ quan đóng vai trò quan trọng trong hệ tiêu hóa, chịu trách nhiệm xử lý thuốc, rượu và các chất độc khác để loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể.
Nghiên cứu cho thấy, hút thuốc lá sẽ làm thay đổi khả năng của gan để xử lý các chất đó, ảnh hưởng đến liều lượng thuốc cần thiết để điều trị bệnh trong nhiều trường hợp. Chưa kể, những người hút thuốc sẽ có khả năng gây trầm trọng thêm quá trình bệnh gan do uống quá nhiều rượu.
Hút thuốc có thể làm tăng nguy cơ phát triển sỏi mật và phụ nữ là đối tượng có nguy cơ này cao hơn. Sỏi mật là các hạt nhỏ, cứng phát triển trong túi mật, cơ quan chứa mật được gan sản sinh ra. Sỏi mật có thể di chuyển vào các ống dẫn các enzyme tiêu hóa từ túi mật, gan và tụy đến tá tràng, gây viêm, nhiễm trùng và đau bụng.
Bỏ thuốc lá là cách tốt nhất để có thể hạn chế những tác hại lên hệ tiêu hóa (các yếu tố gây hại sẽ được cân bằng lại, bảo vệ dạ dày và tá tràng trở lại bình thường trong vòng vài giờ sau khi bỏ thuốc).
Bên cạnh đó, những ảnh hưởng của việc hút thuốc lên khả năng xử lý thuốc của gan cũng sẽ biến mất khi ngừng hút. Tuy nhiên, những người đã bỏ thuốc vẫn có nguy cơ mắc một số bệnh về đường tiêu hóa, như polyp đại tràng và viêm tụy, cao hơn so với những người chưa bao giờ hút thuốc.
Như vậy, cai thuốc lá có thể giúp cải thiện các triệu chứng của các bệnh tiêu hóa hoặc ngăn bệnh không trở nên trầm trọng hơn.
Chế độ ăn uống và dinh dưỡng có thể đóng một vai trò trong việc gây ra, phòng ngừa và điều trị một số bệnh và rối loạn của hệ tiêu hóa sinh ra do hút thuốc, bao gồm ợ chua và GERD, bệnh gan, bệnh Crohn, polyp đại tràng, viêm tụy và sỏi mật.
Trên đây là bài viết nói về việc hút thuốc lá ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa như thế nào. Việc bỏ thuốc lá có thể giúp các tác động gây tổn hại có thể đảo ngược. Ví dụ như bỏ thuốc có thể giúp làm giảm nguy cơ bị loét hệ tiêu hóa.
Như Quỳnh
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.