Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Huyết áp thấp có uống được nấm Chaga không?

Ngày 30/08/2023
Kích thước chữ

Nấm Chaga được coi là một quà tặng quý báu từ thiên nhiên, chúng mọc trên cây bạch dương và mang lại giá trị dinh dưỡng cao. Thành phần và tác dụng của loại nấm này đã được công nhận không chỉ tại Việt Nam mà còn trên thế giới. Tuy nhiên, liệu người huyết áp thấp có uống được nấm Chaga không, hãy cùng tìm hiểu nhé!

Các nghiên cứu y học liên quan đến nấm Chaga, đã chỉ ra rằng nấm có những tác động tích cực đối với hệ thần kinh, sức khỏe tim mạch, hệ miễn dịch, tiến trình tiêu hóa và hệ thống nội tiết.

Giá trị dinh dưỡng của nấm Chaga

Không giống với diện mạo sần sùi và không đẹp mắt của nó, tác dụng của nấm Chaga đã được các nhà nghiên cứu và chứng minh nó chứa một lượng lớn chất dinh dưỡng bên trong, mang lại những lợi ích thực sự tuyệt vời cho sức khỏe.

Mỗi 100g nấm Chaga cung cấp khoảng 12g carbohydrate, 57g chất xơ, 1g chất béo, 3g protein và 1mg sodium cho cơ thể. Ngoài ra, nấm chaga cũng là một nguồn phong phú của các chất dinh dưỡng cần thiết, bao gồm:

  • Các chất chống oxy hóa mạnh.
  • Là nguồn giàu superoxide dismutase (SOD).
  • Hơn 215 chất dinh dưỡng từ thực vật, bao gồm cả glyconutrients.
  • Cung cấp một lượng đáng kể riboflavin và niacin.
  • Chứa các vitamin B và D, flavonoid, phenol, đồng, canxi, kali, mangan,...
  • Chứa các khoáng chất như: Rubidi, kali, germani...
  • Cung cấp axit pantothenic tự nhiên, an toàn.
  • Cung cấp betulin và axit betulinic.
Góc giải đáp: Huyết áp thấp có uống được nấm chaga không?
Nấm Chaga có chứa các chất chống oxy hóa mạnh

Với hàm lượng dinh dưỡng dồi dào như vậy nên nhiều người thắc mắc huyết áp thấp có uống được nấm chaga không?

Lợi ích của nấm Chaga với sức khỏe

Một số tác dụng của Nấm Chaga có thể liệt kê như sau:

  • Hỗ trợ chống co thắt, tăng cường chức năng tiểu tiện và có tác động kháng khuẩn.
  • Hỗ trợ việc bình thường hóa hoạt động hệ tiêu hóa, cân bằng vi sinh đường ruột và nhịp tim ổn định.
  • Khuyến khích quá trình lành vết loét dạ dày và tá tràng.
  • Đóng vai trò trong việc kiểm soát chức năng của hệ thống tim mạch và hô hấp.
  • Hỗ trợ phục hồi hệ thống thần kinh và trung tâm điều hành của cơ thể, bao gồm cả việc kích thích sự trao đổi chất ở trong não.
  • Tăng cường sức đề kháng và khả năng phòng vệ của cơ thể chống lại các bệnh nhiễm trùng.
  • Tăng cường khả năng kiềm chế tế bào của các loại thuốc chống ung thư; hỗ trợ tái tạo cơ chế đề kháng và kháng thể để chống lại bệnh ung thư.
  • Giúp duy trì mức chỉ số đường huyết an toàn ổn định.
  • Loại bỏ gốc tự do (tế bào lạ), kích thích quá trình trao đổi chất, bảo vệ và kéo dài tuổi thọ của tế bào, có khả năng làm ức chế quá trình lão hóa khi sử dụng trong thời gian dài.
  • Cải thiện và ngăn ngừa các vấn đề về dị ứng não.
Góc giải đáp: Huyết áp thấp có uống được nấm chaga không? 2
Nấm Chaga được đánh giá tốt cho hệ thống tim mạch và hô hấp

Người bị huyết áp thấp có uống được nấm Chaga không?

Huyết áp thấp có uống được nấm Chaga không? Các nghiên cứu từ các nhà khoa học đã chỉ ra rằng stress oxy hóa đóng góp vào việc gây ra tình trạng huyết áp cao. Người mắc huyết áp cao dễ dàng mắc các vấn đề về tim như: Đau tim, đột quỵ và các tình trạng sức khỏe tim mạch khác. Các chất chống oxy hóa có nguồn gốc từ nấm Chaga sẽ đóng vai trò tiềm năng trong việc làm giảm chỉ số huyết áp và ngăn ngừa các biến chuyển xấu về sức khỏe tim mạch.

Có thể thấy chỉ ghi nhận được thông tin uống nấm Chaga mang lại những tác động tích cực với người cao huyết áp. Do đó để trả lời "huyết áp thấp có uống được nấm Chaga không?". Câu trả lời là "không nên", vì có thể là chỉ số huyết áp hạ thấp và khó kiểm soát.

Góc giải đáp: Huyết áp thấp có uống được nấm chaga không? 1
Người bị hạ huyết áp không nên dùng nấm Chaga

Người bình thường không bệnh có được uống nấm Chaga không?

Ngay cả những người không mắc bệnh cũng có thể tận dụng lợi ích của nấm Chaga để tăng cường sức khỏe, tuy nhiên chỉ nên sử dụng theo chỉ dẫn bác sĩ đúng liều lượng cho phép. Nấm Chaga chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, những thành phần này có tác dụng hỗ trợ:

  • Ngăn ngừa quá trình lão hóa của cơ thể, đồng thời ức chế sự hình thành gốc tự do.
  • Giúp cải thiện quá trình lọc máu một cách hiệu quả.
  • Hỗ trợ duy trì mức đường huyết ổn định, giúp người bệnh tránh khỏi các vấn đề liên quan đến sức khỏe tim mạch.
  • Giảm thiểu nguy cơ mắc những bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa.
  • Giảm căng thẳng và tình trạng căng thẳng tâm lý ở những người làm việc đêm hoặc đang đối mặt với áp lực công việc quá lớn.

Đối tượng nào không nên sử dụng nấm Chaga?

Ngoài "huyết áp thấp có uống được nấm Chaga không?" thì đối tượng nào cũng không nên sử dụng loại nấm này cũng được nhiều bạn đọc quan tâm:

  • Những người đang được truyền glucose qua đường tĩnh mạch, sử dụng thuốc kháng penicillin hoặc có dị ứng với penicillin.
  • Người trước đó đã ghi nhận bị dị ứng với nấm.
  • Phụ nữ trong giai đoạn mang thai hoặc trong giai đoạn cho con bú.
  • Trẻ em dưới 10 tuổi.
  • Người đang dùng các loại thuốc đặc trị.
  • Bệnh nhân đã thực hiện cấy ghép nội tạng và đang sử dụng thuốc chống suy giảm miễn dịch để điều trị.
  • Những người mắc các bệnh tự miễn.
  • Vì nấm Chaga chứa thành phần có thể ảnh hưởng đến quá trình đông máu, nên nếu bạn đang dùng thuốc làm loãng máu, gặp vấn đề về rối loạn chảy máu hoặc chuẩn bị phẫu thuật, bạn cần cân nhắc và tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Góc giải đáp: Huyết áp thấp có uống được nấm chaga không? 3
Chú ý đến đối tượng không nên dùng nấm Chaga để tránh ảnh hưởng sức khỏe

Trên đây là thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc: "Huyết áp thấp có uống được nấm Chaga không?". Tốt nhất, trước khi sử dụng loại nấm này, bạn cần tham khảo qua ý kiến của bác sĩ cũng như kể rõ những vấn đề liên quan đến sức khỏe bản thân để được tư vấn chính xác nhất.

Xem thêm:

Huyết áp thấp có uống được lá tía tô không?

Huyết áp thấp có uống được lá ổi không?

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin