Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Huyết áp thấp có uống được lá tía tô không? Tác dụng của lá tía tô với sức khỏe

Ngày 30/08/2023
Kích thước chữ

Tía tô là một loại rau thơm được nhiều người ưa thích và cũng là một loại thảo dược dân gian góp mặt trong nhiều bài thuốc. Huyết áp thấp có uống được lá tía tô không? Là thắc mắc của nhiều bạn đọc đang gặp phải tình trạng bệnh lý này, cùng đi tìm lời giải qua bài viết sau đây.

Cây tía tô có tên khoa học là Perilla frutescens (L.) Britton, là cây thân thảo có khả năng sinh trưởng quanh năm. Theo Y học cổ truyền, lá tía tô có vị cay, tính ấm và chứa nhiều chất kháng khuẩn, diệt khuẩn.

Uống nước tía tô có tác dụng gì với sức khỏe?

Trước khi tìm hiểu huyết áp thấp có uống được lá tía tô không? Hãy cùng nhà thuốc Long Châu điểm qua một vài lợi ích của loại nước này đối với sức khỏe:

  • Lá tía tô chứa các thành phần quan trọng như: Acid Rosmarinic, Acid Alpha-linolenic, Quercetin, Perilla và Luteolin, có khả năng ức chế quá trình sản xuất Histamin và giảm sự phát triển của Cytokine. Điều này giúp ngăn ngừa các phản ứng viêm nhiễm và dị ứng trong cơ thể.
  • Chất hoạt động Tanin và Glucosid trong tía tô không chỉ giảm viêm và làm lành các tổn thương dạ dày, mà còn có khả năng điều tiết acid dạ dày, giúp cân bằng hệ tiêu hóa. Uống nước lá tía tô còn giúp tác động tăng cường chức năng phổi hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng của bệnh hen suyễn.
  • Lá tía tô chứa lượng tinh dầu dồi dào, đặc biệt giàu Omega-3, có khả năng loại bỏ Cholesterol xấu trong máu, giúp cải thiện tuần hoàn máu, bảo vệ tim mạch và điều hòa huyết áp.
  • Chất chống oxy hóa Aldehyde có khả năng ngăn chặn quá trình hình thành và phát triển của các gốc tự do, giảm tốc độ quá trình lão hóa và hạn chế nguy cơ mắc các bệnh mạn tính nguy hiểm.
  • Lá tía tô còn hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp do thay đổi thời tiết và làm giảm biến chứng của viêm đa khớp, viêm khớp dạng thấp và bệnh lupus ban đỏ.
  • Một số hoạt chất trong lá tía tô có khả năng ức chế sự tổng hợp của Melatonin và Tyrosinase, góp phần làm sáng da và ngăn ngừa mụn.
Giải đáp: Người bị huyết áp thấp có uống được lá tía tô không?
Uống nước tía tô mang lại nhiều lợi ích với sức khỏe

Có thể thấy nước lá tía tô đem lại khá nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Vậy liệu người bị huyết áp thấp có uống được lá tía tô không?

Người bị huyết áp thấp có uống được lá tía tô không?

Thực tế cho thấy, tinh dầu chứa trong lá tía tô có khả năng tác động lên huyết áp, có thể làm tăng áp huyết đối với những người có huyết áp thấp. Tuy nhiên, tác động này không dẫn đến tình trạng tăng huyết áp đột ngột mà chỉ duy trì nó ở mức ổn định và an toàn. Trong trường hợp huyết áp cao, các hoạt chất trong lá tía tô có thể giúp điều chỉnh áp huyết xuống mức an toàn nhanh chóng. Điều này đã khiến loại cây này là một trong những dược liệu Đông y được đánh giá cao trong việc điều tiết huyết áp, đặc biệt đối với những người mắc phải tình trạng áp huyết không ổn định.

Tuy nhiên, việc sử dụng lá tía tô để điều hòa huyết áp chỉ nên áp dụng khi một người đang có mức huyết áp đang ổn định, nhằm duy trì mức an toàn và ngăn ngừa tình trạng huyết áp tăng đột ngột hoặc huyết áp quá thấp. Không nên sử dụng lá tía tô cho những người đang có huyết áp cao đang gia tăng hoặc người có huyết áp thấp đang tụt, để tránh nguy cơ cho sức khỏe của họ. Tóm lại, huyết áp thấp có uống được lá tía tô không? Câu trả lời là không nên vì có thể khiến chỉ số huyết áp tụt nhanh và khó kiểm soát.

Giải đáp: Người bị huyết áp thấp có uống được lá tía tô không? 1
Người mắc huyết áp thấp không nên uống nước lá tía tô

Đối tượng không nên uống nước lá tía tô

Ngoài "huyết áp thấp có uống được lá tía tô không?" thì nhóm đối tượng dưới đây cũng không nên sử dụng loại nước này:

  • Đang bị cảm nóng: Theo y học cổ truyền, lá tía tô có tính vị cay và tính ấm. Do đó, những người đang trải qua tình trạng cảm nóng cần tránh sử dụng, hoặc chỉ nên dùng sau khi bác sĩ đã cho phép, để tránh làm tăng thêm cảm giác khó chịu và rối loạn.
  • Phụ nữ mang thai: Với phụ nữ mang thai, cơ thể thường nóng hơn so với người bình thường, và việc sử dụng nước lá tía tô trong thời gian dài có thể dẫn đến việc bị tăng huyết áp. Ngoài ra, việc lạm dụng lá tía tô có thể gây mệt mỏi, choáng váng, táo bón và tiểu tiện đỏ. Phụ nữ mang thai có thể sử dụng nước lá tía tô để hỗ trợ chữa cảm cúm, tuy nhiên trước đó cần tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng sử dụng.
  • Bị dị ứng với tía tô: Một số người có thể mắc phải dị ứng với lá tía tô mà không hề hay biết. Trước khi sử dụng lượng lớn lá tía tô, nên thử sử dụng một lượng nhỏ trước. Nếu sau 24 giờ không có phản ứng không mong muốn, có thể tiếp tục sử dụng với liều dần dần tăng lên. Đồng thời, cần đảm bảo sử dụng lá tía tô sạch, không chứa hóa chất để bảo vệ sức khỏe.
Giải đáp: Người bị huyết áp thấp có uống được lá tía tô không? 2
Người đang bị cảm nóng cũng không nên uống lá tía tô

Lưu ý khi sử dụng nước lá tía tô để điều hòa huyết áp

Để điều hòa huyết áp, sau khi đã được bác sĩ chỉ định về cách thức và liều lượng. Bạn cần tuân thủ theo một số lưu ý sau đây khi uống loại nước này để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe:

  • Không nên dùng nước lá tía tô trong trường hợp bạn đang bị tiêu chảy, vì điều này có thể làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Tránh việc lạm dụng nước lá tía tô để điều trị tăng huyết áp. Hãy tuân thủ liều lượng bác sĩ cho phép để tránh gây ra tình trạng đầy bụng, khó tiêu và cảm giác không thoải mái từ dạ dày.
  • Nếu sau một thời gian sử dụng mà không thấy hiệu quả, hãy xem xét chuyển sang phương pháp khác.
  • Trong quá trình sử dụng nước lá tía tô, nếu bạn gặp các triệu chứng như: Mệt mỏi, mất ngon miệng, táo bón,... hãy dừng lại và đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe.
  • Chỉ nên uống nước lá tía tô được làm trong ngày, tránh để qua đêm vì có thể dẫn đến biến đổi chất lượng, tạo điều kiện cho sự phát triển của vi khuẩn và gây hại cho cơ thể.
  • Hoạt chất có trong lá tía tô có thể tương tác với một số thực phẩm, thảo dược hoặc loại thuốc Tây khác. Do đó, nếu đang sử dụng bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ xem có phù hợp hay không rồi mới thực hiện uống nước lá tía tô.
Giải đáp: Người bị huyết áp thấp có uống được lá tía tô không? 3
Chú ý khi uống nước lá tía tô để điều hòa huyết áp

Thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu rõ thêm về vấn đề: "Huyết áp thấp có uống được lá tía tô không?". Trước khi sử dụng bất cứ loại thảo dược nào, bạn cần tham khảo tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa để tránh các tác dụng phụ không mong muốn ảnh hưởng đến sức khỏe.

Xem thêm:

Người huyết áp thấp nên uống trà gì?

Huyết áp thấp có uống được tâm sen không?

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin