Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Y học cổ truyền

Huyệt Ngọc Chẩm: Vị trí, công dụng, cách bấm huyệt và châm cứu

Ngày 30/04/2024
Kích thước chữ

Mỗi một huyệt đạo trên cơ thể đều đóng một vai trò riêng đặc biệt quan trọng. Trong đó, huyệt Ngọc Chẩm sở hữu công dụng trấn thống, khu phong. Cùng bài viết bên dưới khám công dụng cũng như cách châm cứu, bấm huyệt Ngọc Chẩm hiệu quả nhé!

Ngọc Chẩm là huyệt đạo nằm ở vùng đầu và trên đường kinh Bàng quang. Nằm ở vị trí trọng yếu nên không ít người thắc mắc huyệt Ngọc Chẩm có những công dụng gì cùng như các phương pháp để tác động lên huyệt.

Cách xác định vị trí huyệt Ngọc Chẩm

Trong Y học Cổ truyền, huyệt Ngọc Chẩm nằm ngang với xương chẩm. Đây cũng là nguồn gốc xuất phát của cái tên này. Cụ thể, “Ngọc” mang ý nghĩa Phế, “Chẩm” chỉ xương chẩm sau đầu. Huyệt Ngọc Chẩm có vị trí xác định phía sau chẩm, tại nơi trọng yếu. Khu vực này có thể được ứng dụng để chữa nghẹt mũi và một số vấn đề về mũi. Mặt khác, mũi là cửa sổ của Phế. Từ đó, cái tên huyệt Ngọc Chẩm ra đời.

Huyệt đạo Ngọc Chẩm xuất hiện tại vị trí đầu tiên trong Giáp Ất Kinh. Huyệt đứng thứ 9 trong kinh Bàng quang. Đây là một trong các huyệt của nhóm Đầu Thượng Ngũ Hành.

Có thể xác định vị trí huyệt tại khu vực ngay sau huyệt Lạc Khước khoảng 1.5 thốn, ngang ụ chẩm cách 1.5 thốn và ngang huyệt Não Hộ khoảng 1.3 thốn.

Về giải phẫu, huyệt Ngọc Chẩm nằm phía trên cơ chẩm, là nơi bám của cơ thang tới đường cong trên của phần xương chẩm. Thần kinh chi phối vận động cơ được xác định là nhánh dây thần kinh chẩm lớn, nhánh đám rối cổ và nhánh dây thần kinh sọ số XI. Da của vùng huyệt đạo này bị chi phối từ tiết đoạn thần kinh C3.

Công dụng tuyệt vời của huyệt Ngọc Chẩm mà bạn nên biết 1
Huyệt Ngọc Chẩm xuất hiện tại vị trí đầu tiên trong Giáp Ất Kinh

Công dụng tuyệt vời của huyệt Ngọc Chẩm

Huyệt Ngọc Chẩm có khả năng trấn thống và khu phong trong Y học Cổ truyền. Huyệt đạo có thể được ứng dụng để điều trị đau mắt, chóng mặt hay đau đầu.

Các bước châm cứu huyệt Ngọc Chẩm đơn giản:

  • Sau khi xác định chính xác vị trí, châm xiên da 0.3 - 0.5 thốn. Châm đắc khí sẽ có hiện tượng căng tê và tức tại chỗ, thậm chí lan rộng ra các vùng xung quanh huyệt.
  • Cứu từ 1 - 3 tráng.
  • Ôn cứu từ 5 - 10 phút.

Phối hợp huyệt Ngọc Chẩm trong lâm sàng:

  • Phối hợp huyệt đạo Ngọc Chẩm với huyệt Can Du, Cách Du, Tâm Du, Đại Trữ và Đào Tạo trong việc điều trị chân tay lạnh, mồ hôi không ra.
  • Để điều trị chứng đau cổ vai gáy, có thể kết hợp huyệt Ngọc Chẩm cùng với huyệt Hoàn Cốt.
  • Huyệt Ngọc Chẩm có thể được phối hợp với huyệt Đương Dương, Ấn Đường, Đầu Lâm Khấp và Bá Hội trong công cuộc điều trị chứng nghẹt mũi.
  • Phối hợp cùng huyệt Phong Trì, Bá Hội và Hợp Cốc để điều trị tình trạng đau đầu.

Ngộ châm huyệt đạo Ngọc Chẩm sẽ xuất hiện triệu chứng chảy nước vàng, lở loét tại khu vực châm. Theo đó, cần tiến hành châm huyệt Ủy Trung và huyệt Thiên Trì để giải.

Mặc dù huyệt Ngọc Chẩm có thể đem lại rất nhiều lợi ích như công dụng trị đau đầu, đau mắt, chóng mặt. Tuy nhiên, bạn cần đến các cơ sở y tế uy tín, có chuyên môn để thực hiện nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe cũng như về mặt hiệu quả.

Công dụng tuyệt vời của huyệt Ngọc Chẩm mà bạn nên biết 2
Để châm cứu huyệt, bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để thực hiện

Bật mí cách châm cứu và bấm huyệt Ngọc Chẩm cực kỳ hiệu quả

Châm cứu, bấm huyệt là hai trong các phương pháp của Y học Cổ truyền.

Châm cứu sử dụng loại kim châm mỏng và mảnh để châm vào điểm huyệt. Từ đó kích thích nguồn năng lượng có thể lưu thông điều hòa trong cơ thể, điều trị các chứng bệnh. Phương pháp châm cứu huyệt đạo Ngọc Chẩm như sau:

  • Để bệnh nhân nằm ngửa một cách thư giãn và thoải mái.
  • Sau khi xác định chính xác vị trí huyệt Ngọc Chẩm, sử dụng kim châm châm xuống huyệt vị với độ sâu từ 0.3 - 0.5 thốn. Bệnh nhân sẽ có cảm giác căng tê, tức tại vị trí huyệt hoặc một số vùng xung quanh.
  • Cứu 1 - 3 tráng, ôn cứu từ 5 - 10 phút. Dựa theo trạng thái của bệnh nhân, các bác sĩ sẽ có thời gian châm cứu khác nhau. Thông thường, liệu trình châm cứu từ 3 - 4 buổi đã cho thấy sự hiệu quả rõ rệt.

Cũng giống với châm cứu, phương pháp bấm huyệt sử dụng áp lực từ tay hay các dụng cụ hỗ trợ nhằm tạo một áp lực vừa đủ lên điểm huyệt. Mặt khác, phương pháp chỉ có thể can thiệp bên ngoài.

Hiệu quả đem lại của cả hai phương pháp châm cứu và bấm huyệt là như nhau, đều có thể giúp giảm căng thẳng, giảm đau hay cân bằng lại năng lượng. Tuy nhiên, bạn cần đặc biệt lưu ý rằng nếu thực hiện châm cứu huyệt tại cơ sở y tế không uy tín có thể dẫn đến tình trạng ngộ châm huyệt Ngọc Chẩm. Điều này có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bạn cũng như hao tốn thời gian, tiền bạc để xử lý. 

Khi bị ngộ châm, bạn sẽ có những dấu hiệu bao gồm lở loét và chảy nước vàng. Khi châm giải huyệt, lưu ý nên vê kim sang bên phải và đồng thời đề tháp lên xuống trong khoảng 5 phút sau đó mới rút kim.

Công dụng tuyệt vời của huyệt Ngọc Chẩm mà bạn nên biết 3
Châm cứu, bấm huyệt là hai trong các phương pháp của Y học Cổ truyền

Các huyệt đạo khác nói chung và huyệt Ngọc Chẩm nói riêng đều có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với Y học Cổ truyền. Ứng dụng các loại huyệt đạo này trong công cuộc điều trị bệnh có thể sẽ đem lại cho bạn những kết quả bất ngờ đấy nhé!

Xem thêm: Huyệt Kiên Trung Du là gì? Cách xác định vị trí huyệt Kiên Trung Du

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin