Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Hysterectomy là gì? Một số phương pháp hysterectomy

Ngày 13/04/2024
Kích thước chữ

Tử cung là một bộ phận quan trọng của phụ nữ, đóng vai trò trong chu kỳ kinh nguyệt hằng tháng của phụ nữ và là nơi thai nhi phát triển trong thai kỳ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp khó khăn, cần phải đưa ra quyết định cắt bỏ tử cung hay còn gọi là hysterectomy để đảm bảo sức khỏe sau này. Vậy hysterectomy là gì?

Quyết định loại bỏ tử cung trong một số trường hợp là một quyết định hết sức khó khăn, cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về sức khỏe và cả tâm lý của người bệnh, tuy nhiên hiện nay có rất nhiều người chưa hiểu rõ về loại phẫu thuật này. Thông qua bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu sẽ giải đáp cho câu hỏi hysterectomy là gì?

Hysterectomy là gì? Khi nào cần thực hiện hysterectomy

Hysterectomy là gì là một thuật ngữ khá xa lạ với nhiều người, từ hysterectomy nghĩa là phẫu thuật loại bỏ tử cung trong y học. Tử cung là nơi mà thai nhi phát triển trong thai kỳ. Lớp niêm mạc của nó là máu mà phụ nữ mất trong chu kỳ kinh nguyệt. Sau khi thực hiện cắt bỏ tử cung, người phẫu thuật sẽ không thể mang thai và cũng sẽ không có chu kỳ kinh nguyệt nữa. Đây thực sự là một quyết định quan trọng đối với bất kỳ phụ nữ nào phải đối mặt với nó, không chỉ về mặt vật lý mà còn về mặt tâm lý và sinh lý. Sau khi đã tìm hiểu được hysterectomy, vậy trong trường hợp nào sẽ phải thực hiện phẫu thuật này?

Hysterectomy là gì? 1
Hysterectomy là gì? Hysterectomy là phẫu thuật cắt bỏ tử cung này

Thường thì, quyết định cắt bỏ tử cung chỉ được đưa ra sau khi đã thử nghiệm tất cả các phương pháp điều trị khác mà không có sự cải thiện đáng kể hoặc không cải thiện. Trong một số trường hợp hiếm, phẫu thuật cắt bỏ tử cung có thể được thực hiện để kiểm soát chảy máu trong khi mổ lấy thai sau các biến chứng thai kỳ. Mặc dù có các phương pháp khác để kiểm soát chảy máu, nhưng đôi khi phẫu thuật cắt bỏ tử cung là cần thiết để bảo vệ sức khỏe và tính mạng của phụ nữ. Cắt bỏ tử cung có thể được cân nhắc nếu phát hiện bất kỳ tình trạng bệnh lý sau đây:

  • Ung thư ở tử cung, buồng trứng, cổ tử cung hoặc nội mạc tử cung.
  • U xơ tử cung - một loại u không phải ung thư ở thành tử cung.
  • Lạc nội mạc tử cung - khi lớp niêm mạc tử cung phát triển ở nơi khác ngoài tử cung, như buồng trứng, ống dẫn trứng hoặc các cơ quan khác.
  • Sa tử cung - khi tử cung tụt khỏi vị trí bình thường xuống âm đạo.
  • Lạc nội mạc trong cơ tử cung - khi lớp niêm mạc tử cung phát triển trên thành cơ tử cung.
  • Chảy máu âm đạo không bình thường với mức độ nặng.
  • Đau tử cung mãn tính không điều trị được bằng các phương pháp khác.

Các cách phẫu thuật cắt bỏ tử cung

Bác sĩ và các chuyên gia phụ khoa sẽ thảo luận về loại hysterectomy phù hợp với tình trạng của bệnh nhân, cũng như dựa vào bệnh lý mắc phải. Thông qua bệnh sử sẽ quyết định liệu ống dẫn trứng và/hoặc buồng trứng có cần phải loại bỏ hay không và mức độ loại bỏ như thế nào, từ đó đưa ra phương pháp thủ thuật cắt bỏ:

  • Total hysterectomy (cắt tử cung toàn bộ): Cắt cổ tử cung và tử cung, nhưng giữ lại buồng trứng của bệnh nhân.
  • Supracervical hysterectomy (cắt bỏ tử cung, giữ lại cổ tử cung): Phương pháp này giữ lại phần cổ tử cung và chỉ loại bỏ phần trên của cổ tử cung.
  • Total hysterectomy with bilateral salpingo-oophorectomy (cắt bỏ toàn bộ tử cung kết hợp với cắt bỏ buồng trứng hai bên): Loại bỏ tử cung, cổ tử cung, ống dẫn trứng (salpingectomy) và buồng trứng (oophorectomy). Nếu người bệnh chưa qua mãn kinh, việc loại bỏ buồng trứng có thể gây ra các triệu chứng của mãn kinh.
  • Radical hysterectomy with bilateral salpingo-oophorectomy (cắt tử cung triệt để kết hợp với cắt bỏ buồng trứng-buồng trứng hai bên): Loại bỏ tử cung, cổ tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng, phần trên của âm đạo và một số mô xung quanh và nút bạch huyết. Loại hysterectomy này thực hiện khi có vấn đề về ung thư.

Một số phương pháp hysterectomy

Với sự phát triển của ngành y tế, có nhiều phương pháp phẫu thuật cắt bỏ cổ tử cung ra đời. Tùy theo tình trạng và nguyên nhân bệnh, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp phù hợp nhất để điều trị cho bệnh nhân:

Hysterectomy phẫu thuật mở bụng

Trong hysterectomy truyền thống bằng các mở bụng, bác sĩ thực hiện qua một vết cắt trên bụng của bệnh nhân. Vết cắt có thể là ngang và ở phía dưới bụng, hoặc dọc và kéo dài lên hoặc vượt quá nút rốn, tùy thuộc vào lý do và kích thước của tử cung cần can thiệp cắt bỏ. Đối với phương pháp này này, bệnh nhân sẽ được gây mê tổng quát, do đó bệnh nhân cần nhập viện trước từ hai đến ba ngày sau khi thực hiện phẫu thuật để theo dõi. Thông thường thời gian thực hiện cho cuộc phẫu thuật này kéo dài từ 1 đến 4 giờ và vết cắt sẽ từ 6 đến 12 inch. Thời gian hậu phẫu phục hồi sau phẫu thuật mở thường khá lâu từ 6 đến 12 tuần, tuỳ thuộc vào tình trạng vết cắt và mức độ hồi phục mỗi bệnh nhân.

Hysterectomy là gì? 3
Vết sẹo để lại sau khi phẫu thuật mở bụng tương đối dài gây mất thẩm mỹ

Hysterectomy ở đỉnh âm đạo

Hysterectomy ở đỉnh âm đạo là phương pháp loại bỏ tử cung ít xâm lấn nhất, thông qua một vết cắt ở đỉnh của âm đạo.

Bệnh nhân trong cuộc phẫu thuật này sẽ được gây mê tổng quát và nhập viện trước một hoặc hai ngày. Thời gian để thực hiện phẫu thuật cắt bỏ tử cung thông qua đường âm đạo mất từ một đến bốn giờ. Ưu điểm của phương pháp này so với phẫu thuật mở bụng truyền thống là sẽ không có vết cắt ở bụng tránh để lại vết sẹo lớn gây mất thẩm mỹ sau này. Thời gian phục hồi sau phẫu thuật của phương pháp này cũng ngắn hơn chỉ tầm 3 đến 4 tuần

Hysterectomy tiểu phẫu hoặc Robot

Trong nhiều trường hợp, hysterectomy có thể được thực hiện thông qua các phương pháp tiểu phẫu. Đối với loại này, bác sĩ sẽ sử dụng một số vết cắt nhỏ trên bụng thay vì một vết cắt lớn. Hiện nay, với nền y tế phát triển, đã có thể tận dụng Robot thực hiện loại phẫu thuật này với ưu điểm chính xác cũng như thời gian thực hiện nhanh chóng.

Khi thực hiện hysterectomy tiểu phẫu hoặc robot, bệnh nhân không cần nhập viện trước hoặc chỉ cần vào viện trước một đêm. Vết cắt từ phương pháp phẫu thuật này rất bé chỉ từ 5 - 12 mm. Thời gian thực hiện phẫu thuật từ 1 đến 4 giờ và thời gian phục hồi sau đó trong khoảng từ 2 đến 6 tuần.

Hysterectomy là gì? 4
Khi thực hiện hysterectomy tiểu phẫu vết thương hậu phẫu để lại nhỏ hơn

Thay đổi cơ thể sau khi thực hiện hysterectomy

Sau khi phẫu thuật cắt tử cung toàn phần hoặc bán phần, phụ nữ sẽ không còn kinh nguyệt nữa, và điều này kéo theo một loạt các thay đổi về cơ thể khác như hay quên, mất tập trung, giảm ham muốn tình dục... Đây là những thay đổi phổ biến. Thực tế lý giải, trong lĩnh vực y học, sinh lý sinh dục của phụ nữ được chi phối toàn bộ bởi hệ thống hormone sinh dục nữ, mà có ảnh hưởng lớn từ hai buồng trứng.

Sau khi thực hiện phẫu thuật cắt tử cung, tình trạng mãn kinh sẽ xảy ra do phẫu thuật. Thực tế, trong phẫu thuật cắt tử cung thông thường, có trường hợp buồng trứng và một phần của vòi tử cung vẫn được giữ lại, và buồng trứng vẫn tiếp tục hoạt động và tiết ra các hormone sinh dục nữ, mặc dù có ít hơn trước. Điều này là do một nhánh của động mạch tử cung cung cấp máu cho buồng trứng thường không bị ảnh hưởng và vẫn hoạt động, và một nguồn khác cung cấp máu cho buồng trứng là bó mạch thắt lưng buồng trứng. Do đó, việc mất kinh không gây ra ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.

Khi buồng trứng dần suy yếu và không còn khả năng tiết ra hormone, phụ nữ sẽ trải qua các triệu chứng tiền mãn kinh và mãn kinh. Tuy nhiên, những thay đổi gây ra bởi mãn kinh sau phẫu thuật thường ít khi ảnh hưởng nếu chỉ cắt bỏ một phần phụ. Trong trường hợp phụ nữ phải chịu tác động của mãn kinh do phẫu thuật thường cần sử dụng liệu pháp hormon thay thế.

Hysterectomy là gì? 5
Người phụ nữ sẽ có nhiều thay đổi trong cơ thể sau khi thực hiện hysterectomy

Qua bài viết trên đã trả lời cho câu hỏi hysterectomy là gì, đối với tình trạng nào cần cân nhắc thực hiện cũng như một số phương pháp phẫu thuật thường áp dụng hiện nay. Khi gặp phải các bệnh lý hay tình trạng như chảy máu sau sinh, hysterectomy có thể áp dụng để đảm bảo tính mạng cũng như sức khỏe của người phụ nữ.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin