Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng/
  4. Chế độ ăn kiêng

Ketosis là gì? 6 dấu hiệu cụ thể nhận biết trạng thái ketosis

Ngày 02/07/2024
Kích thước chữ

Nhắc đến chế độ ăn uống lành mạnh, chắc hẳn ai cũng từng nghe đến thuật ngữ ketosis. Vậy ketosis là gì? Hãy cùng tìm hiểu những dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân gây ra trạng thái ketosis trong bài viết sau đây của Nhà thuốc Long Châu nhé!

Ngày nay, rất nhiều người quan tâm đến chế độ ăn uống lành mạnh để nâng cao sức khỏe toàn diện cho bản thân. Do đó, việc nắm được ketosis là gì và những dấu hiệu của tình trạng ketosis là điều vô cùng quan trọng. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về chủ đề thú vị này nhé!

Ketosis là gì?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, ketosis là một trạng thái tự nhiên của cơ thể. Theo đó, thay vì cơ thể tự động sản sinh ra carbs, là một lượng đường để nuôi dưỡng các cơ quan, thì một chất hữu cơ có trong chất béo sẽ đảm nhận nhiệm vụ này. Tình trạng ketosis có liên quan trực tiếp đến chế độ ăn keto, cũng như chế độ ăn low carbs.

Nguyên nhân gây nên tình trạng ketosis

Hiểu theo cách đơn giản, ketosis là một trạng thái chuyển hóa các chất. Khi đó, vai trò của carbs sẽ bị suy giảm. Thay vào đó, các xeton sẽ trở thành dưỡng chất quan trọng, tham gia trực tiếp vào quá trình cung cấp năng lượng cho cơ thể, bộ não và các cơ quan khác.

Thông thường, những đối tượng có khả năng cao xuất hiện tình trạng ketosis là: Phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh, người ăn kiêng hoặc bị bỏ đói dài ngày,... Theo tính toán, người ăn ít hơn 50g carbs mỗi ngày, điển hình là 20g carbs mỗi ngày sẽ thường xuyên ở trong trạng thái ketosis. Lúc này, nồng độ hormone insulin trong máu sẽ bắt đầu suy giảm. Từ đó, kéo theo một lượng lớn acid béo được giải phóng ra ngoài cơ thể.

Ketosis là gì? Dấu hiệu nhận biết trạng thái ketosis 1
Ketosis là gì? Ketosis xảy ra có thể do bạn đang theo đuổi chế độ ăn keto 

Dấu hiệu nhận biết trạng thái ketosis

Phương pháp ăn kiêng nếu không được thực hiện đúng cách thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người. Nếu nghi ngờ bản thân đang trong trạng thái ketosis, bạn có thể tham khảo một số dấu hiệu cơ bản như sau:

Cân nặng suy giảm

Giảm cân nhanh chóng là dấu hiệu đặc trưng cho thấy cơ thể bạn đang chuyển hóa sang trạng thái ketosis. Nguyên nhân là bởi khi thực hiện chế độ ăn low carbs hoặc chế độ ăn keto, bạn cần hạn chế tối đa lượng đường được tiêu thụ. Chính trạng thái ketosis sẽ thúc đẩy quá trình giảm mỡ diễn ra nhanh chóng.

Các vấn đề về tiêu hóa

Khi thay đổi theo chế độ ăn mới một cách đột ngột, cơ thể con người sẽ cần thời gian để thích nghi. Do đó, trong thời gian đầu, bạn sẽ gặp phải một số vấn đề về tiêu hóa như: Chướng bụng, đầy hơi, táo bón, tiêu chảy,...

Ketosis là gì? Dấu hiệu nhận biết trạng thái ketosis 2
Ketosis có thể gây ra nhiều vấn đề về tiêu hóa 

Hôi miệng

Khi ở trạng thái ketosis, nồng độ xeton, đặc biệt là axeton trong cơ thể sẽ tăng cao. Hàm lượng axeton sẽ nhanh chóng thoát ra khỏi cơ thể, gây ra vấn đề hôi miệng. Mặc dù tình trạng này có thể gây ra rất nhiều bất tiện, khiến bạn cảm thấy tự ti nhưng bạn hoàn toàn có thể cải thiện bằng nhiều phương pháp khác nhau, từ xịt thơm miệng, nhai kẹo cao su, dùng nước súc miệng,... Tuy nhiên, bạn cần lưu ý kiểm soát lượng carbs có trong những loại thực phẩm này để tránh tăng cân quá mức nhé!

Ít cảm giác đói

Nhiều người lo lắng rằng sẽ bị đói thường xuyên khi thực hiện chế độ ăn kiêng. Tuy nhiên, khi đạt được trạng thái ketosis, cơn đói sẽ không còn xuất hiện. Việc ăn nhiều rau quả và protein sẽ giúp cho bạn ít cảm thấy thèm ăn hơn. Bên cạnh đó, hàm lượng xeton tăng cao sẽ tác động trực tiếp đến não bộ. Từ đó, giúp bạn không còn cảm thấy đói và không buồn miệng nữa.

Mệt mỏi trong ngắn hạn

Khi mới bắt đầu theo đuổi chế độ ăn low carbs, bạn rất dễ bị suy nhược cơ thể và mệt mỏi trong thời gian đầu. Nguyên nhân là bởi cơ thể đang mất dần carbs và chưa kịp chuyển đổi sang trạng thái ketosis. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể yên tâm rằng đây chỉ là một phản ứng tự nhiên và chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn.

Mất ngủ

Mất ngủ là hiện tượng thường gặp ở những người theo đuổi chế độ ăn low carbs. Trong 3 - 7 ngày đầu, bạn rất dễ bị mất ngủ hoặc thức dậy vào ban đêm. Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể và sẽ nhanh chóng biến mất khi quen dần với chế độ ăn này.

Ketosis là gì? Dấu hiệu nhận biết trạng thái ketosis 3
Một trong những tác dụng phụ của tình trạng ketosis là mất ngủ 

Những lợi ích mà ketosis mang lại

Không phải ngẫu nhiên mà nhiều người yêu thích chế độ ăn ít carbs hay keto. Dưới đây là những lợi ích tuyệt vời mà ketosis mang lại mang lại cho sức khỏe con người:

  • Cải thiện bệnh tiểu đường: Ketosis giúp đường huyết nhạy cảm hơn với insulin nên rất có lợi cho những người mắc bệnh tiểu đường.
  • Hạn chế nguy cơ mắc bệnh ung thư: Hạn chế lượng đường nạp vào cơ thể sẽ giúp ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư glucose, là nguyên nhân gián tiếp gây bệnh ung thư.
  • Cải thiện triệu chứng bệnh Alzheimer: Não bộ khi được cung cấp nhiều xeton sẽ bắt đầu đốt cháy xeton. Đây là nguồn nguyên liệu tuyệt vời giúp làm tăng khả năng tập trung, cải thiện hiệu quả các triệu chứng của bệnh Alzheimer.
  • Kiểm soát cơn thèm ăn: Trạng thái ketosis giúp bạn kiểm soát các cơn thèm ăn và ít cảm thấy đói hơn. Nhờ đó, hỗ trợ quá trình giảm cân một cách hiệu quả.
Ketosis là gì? Dấu hiệu nhận biết trạng thái ketosis 4
Chế độ ăn keto giúp bạn giảm cân hiệu quả 

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được những dấu hiệu và lợi ích mà trạng thái ketosis mang lại. Hãy áp dụng chế độ ăn này để duy trì cơ thể khỏe mạnh, trẻ trung nhé! Tuy nhiên, bạn cần lắng nghe cơ thể và tìm hiểu kỹ càng trước khi bắt đầu bất kỳ chế độ ăn kiêng nào để đảm bảo không gây ra ảnh hưởng tiêu cực.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin