Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Khám đau đầu ở đâu? Xử trí thế nào với mỗi tình trạng đau đầu?

Ngày 16/10/2023
Kích thước chữ

Đau đầu là một tình trạng phổ biến và xảy ra với hầu hết mọi người, ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Đau đầu kéo dài và tái phát nhiều lần có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm cần được chẩn đoán cũng như có hướng điều trị sớm. Vậy khám đau đầu ở đâu và cách xử trí cho mỗi tình trạng đau đầu như thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu nhé!

Đau đầu là một biểu hiện khá thường gặp ở nhiều người. Trong khi có một số cơn đau đầu rất dữ dội, xuất hiện đột ngột rồi biến mất thì cũng có nhiều cơn đau đầu thoáng qua hoặc âm ỉ kéo dài, tiềm ẩn rất nhiều mối nguy hiểm. Vậy bạn có thể khám đau đầu ở đâu và xử trí cho từng trường hợp đau đầu như thế nào?

Khám đau đầu ở đâu?

Khi bệnh nhân đau đầu và muốn đi khám, nhiều người băn khoăn không biết phải khám đau đầu ở đâu, cụ thể là ở khoa nào. Việc lựa chọn chuyên khoa rất quan trọng bởi đây là yếu tố quyết định việc chụp chiếu, xét nghiệm, chẩn đoán và tìm ra nguyên nhân chính xác của tình trạng đau đầu. Từ đó tìm được phác đồ điều trị phù hợp.

Khám đau đầu ở đâu? Xử trí thế nào với mỗi tình trạng đau đầu? 1
Khám đau đầu ở đâu là câu hỏi khiến nhiều người băn khoăn khi gặp tình trạng đau đầu

Thông thường, khoa Nội Thần kinh sẽ là nơi khám và điều trị các bệnh có liên quan đến hiện tượng đau đầu. Khoa nội thần kinh sẽ tiến hành tiếp nhận thăm khám cũng như điều trị các bệnh liên quan đến thần kinh, chẳng hạn như: Đau đầu, đau cột sốt, tai biến mạch máu não, huyết áp cao, động kinh, thoát vị đĩa đệm cột sống, xơ vữa động mạch, Parkinson, loạn thần kinh chức năng, viêm não tủy, viêm đa dây thần kinh hay bệnh thoái hóa hệ thần kinh…

Khoa Nội Thần kinh ở các bệnh viện uy tín thường được trang bị cơ sở vật chất rất hiện đại, cùng đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm có thể thực hiện tốt kỹ thuật chẩn đoán chuyên khoa như: Chụp MRI mạch não, đo lưu huyết não, điện tâm đồ, chụp đĩa đệm cản quang hay điện não thường quy… Điều này giúp cho việc chẩn đoán và điều trị các bệnh lý thần kinh ngoại biên phức tạp đạt hiệu quả cao hơn.

Nếu bệnh nhân xuất hiện cơn đau đầu có đi kèm với một số các triệu chứng thần kinh khác như: Lú lẫn, thay đổi ý thức, đau nửa đầu, co giật hay buồn nôn, nôn ói, bệnh nhân cần nhanh chóng đến bệnh viện để chẩn đoán sớm.

Cách xử trí với mỗi tình trạng đau đầu

Đau đầu kèm nôn ói

Nếu bạn gặp tình trạng đau đầu dữ dội và cơn đau có kèm theo các triệu chứng nôn ói và chóng mặt thì hãy đến ngay bệnh viện để được cấp cứu. Theo Viện Ung thư Quốc gia Pháp, sự phát triển của các khối u não hoàn toàn có thể dẫn đến hiện tượng đau đầu. Đặc biệt, dấu hiệu này xuất hiện nhiều hơn vào buổi sáng khi vừa thức dậy kèm theo nôn ói.

Khám đau đầu ở đâu? Xử trí thế nào với mỗi tình trạng đau đầu? 2
Đau đầu kèm buồn nôn có thể là dấu hiệu của bệnh u não

Những cơn đau đầu này được lý giải là do áp lực bên trong hộp sọ bị tăng lên. Điều này cũng giải thích cho nguyên nhân bệnh nhân đau đầu nhiều hơn vào buổi sáng -  khi đang nằm, áp lực của cơ thể sẽ cao hơn. Những cơn đau đầu đi kèm buồn nôn hay nôn ói cũng là dấu hiệu của chấn thương vùng đầu. Cả 2 dấu hiệu này đều cần được thăm khám và tư vấn càng sớm càng tốt.

Đau đầu kèm đau cánh tay

Nếu cơn đau đầu của bạn dai dẳng, kèm theo tình trạng ngứa ran hay thậm chí tê liệt cánh tay, bạn có thể gặp tình trạng đột quỵ. Nguy hiểm hơn, những cơn đau này có thể gây ra các triệu chứng như:

  • Khó nói;
  • Mất thị lực;
  • Tê liệt một bên mặt hoặc miệng;
  • Mất các kỹ năng vận động của tay hoặc chân hay thậm chí một nửa cơ thể.

Khi gặp các biểu hiện này, bạn cần được đưa đi cấp cứu ngay lập tức.

Đau đầu do tai nạn

Nếu vài ngày hoặc vài tuần sau tai nạn, bạn cảm thấy đau đầu dữ dội thì đây có thể là dấu hiệu tụ máu não. Hiểu một cách đơn giản, bạn có một vũng máu hình thành trong não sau khi mạch bị vỡ. Khối máu tụ này có thể gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Do đó, khi bị đau đầu sau tai nạn, bạn cần đi khám sớm.

Tình trạng này sẽ càng nghiêm trọng hơn, khối máu tụ sẽ phát triển và dẫn đến hôn mê với một loạt hậu quả không thể phục hồi nếu bạn không điều trị một cách nhanh chóng.

Đau đầu kèm mất trí nhớ

Cơn đau đầu có thể xuất hiện kèm các vấn đề liên quan đến trí nhớ, rối loạn thị giác hay khó tập trung. Những rối loạn bất thường này có thể là dấu hiệu của khối u não. Mặc dù những khối u này không phải lúc nào cũng là ác tính nhưng chúng có thể làm ảnh hưởng đến chức năng não khi chèn nén vào các mô lân cận và gây tổn thương lên thị giác hoặc thính giác.

Khám đau đầu ở đâu? Xử trí thế nào với mỗi tình trạng đau đầu? 3
Đau đầu kèm mất trí nhớ có thể là dấu hiệu của u não

Đau đầu đột ngột khi gắng sức (kèm theo sốt)

Những cơn đau đầu xuất hiện đột ngột sau khi người bệnh vận động gắng sức, tức giận hay stress có thể là dấu hiệu xuất huyết não hay xuất huyết màng não. Nếu cơn đau đầu xuất hiện một lần nhưng dữ dội, kèm theo các biểu hiện khác như yếu cơ, tê bì, hay liệt nửa người, đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý như tụ máu não hay u não. Nếu cơn đau đầu có kèm theo hiện tượng sốt thì có thể bạn đang có nguy cơ mắc các bệnh như viêm não, viêm màng não…

Nói tóm lại, đừng coi thường những cơn đau đầu. Hãy đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám nếu bạn xuất hiện những cơn đau đầu dai dẳng với tần suất lặp lại thường xuyên kèm theo các dấu hiệu kể trên. Tại bệnh viện, bạn sẽ được thực hiện một loạt các xét nghiệm để được đánh giá về triệu chứng đau đầu xem chúng có thực sự nghiêm trọng hay không.

Cách làm dịu cơn đau đầu tại nhà

Bên cạnh câu hỏi nên khám đau đầu ở đâu, nhiều người còn có nhu cầu tìm hiểu về cách làm dịu cơn đau đầu ngay tại nhà. Để làm dịu các cơn đau đầu, bạn cần được nghỉ ngơi ở nơi yên tĩnh. Dưới đây là một số mẹo giúp giảm tình trạng đau đầu mà Nhà thuốc Long Châu tổng hợp gửi đến bạn:

  • Xoa bóp thái dương: Việc này có thể kích thích và điều chỉnh các chức năng của cơ thể. Để cơn đau biến mất hiệu quả, bạn thực hiện xoa bóp vùng bị đau theo chuyển động tròn, nên ấn nhẹ nhàng để không làm tăng cơn đau, khi đã quen thì có thể ấn mạnh hơn.
  • Sử dụng tinh dầu: Bạn chỉ cần nhỏ một vài giọt lên trán và thái dương sau đó massage nhẹ nhàng đã có thể chữa được cơn đau đầu rất hiệu quả. Các loại tinh dầu như bạc hà hay hoa oải hương sẽ giúp làm dịu cơn đau đầu của bạn vì nó có tác dụng làm thư giãn các dây thần kinh.
  • Uống nước gừng: Gừng có tác dụng chữa đau đầu hiệu quả vì có chứa chất chống viêm tự nhiên.
  • Ngâm chân trong nước nóng: Sức nóng của nước sẽ khiến máu dồn từ đầu xuống chân. Đây là thứ sẽ giúp giảm áp lực lên não, từ đó giảm cảm giác đau đầu.
  • Dùng thuốc giảm đau không kê đơn: Bạn có thể sử dụng Paracetamol để xoa dịu cơn đau. Tuy nhiên, không nên sử dụng thuốc thường xuyên và quá liều bởi thuốc có thể làm tăng chứng đau nửa đầu hoặc đau đầu dai dẳng kéo dài.
Khám đau đầu ở đâu? Xử trí thế nào với mỗi tình trạng đau đầu? 4
Người bệnh có thể sử dụng Paracetamol để giảm đau đầu nhưng không nên lạm dụng

Vừa rồi là những nội dung về tình trạng đau đầu mà Nhà thuốc Long Châu tổng hợp gửi đến quý độc giả. Hy vọng những thông tin này đã giúp quý độc giả giải đáp được câu hỏi khám đau đầu ở đâu, đồng thời biết cách xử trí khi gặp phải các tình trạng đau đầu khác nhau. 

Xem thêm: 

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin