Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Người già và trẻ nhỏ là những đối tượng có nguy cơ cao bị nhiễm khuẩn đường hô hấp. Bệnh có nhiều mức độ khác nhau và có thể để lại những ảnh hưởng cho sức khỏe của người bệnh. Bài viết sau sẽ cung cấp cho quý bạn đọc một số thông tin bổ ích về điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp bằng kháng sinh hiệu quả.
Nhiễm khuẩn đường hô hấp là tình trạng khá phổ biến và để lại nhiều tác động đối với sức khỏe người bệnh. Tình trạng này có thể do vi khuẩn, nấm hoặc virus gây nên. Đối với tình trạng viêm do vi khuẩn thì kháng sinh được ưu tiên sử dụng trong điều trị. Vậy điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp bằng những loại kháng sinh gì, liều lượng như thế nào?
Nhiễm khuẩn đường hô hấp là tình trạng các cơ quan của bộ máy hô hấp bị nhiễm khuẩn. Tình trạng này thường được chia thành 2 loại gồm nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới. Trong đó, nhiễm khuẩn đường hô hấp trên thường gặp hơn.
Tùy vào mức độ bệnh mà có những biểu hiện đa dạng khác nhau. Tình trạng nhẹ như cảm lạnh thông thường có thể tự khỏi. Nặng thì xuất hiện các triệu chứng viêm long hay thậm chí là viêm thanh nhiệt cần phải cấp cứu.
Trong quá trình điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, bệnh nhân thường được chỉ định sử dụng một số loại kháng sinh sau đây:
Penicillin V là một trong những loại thuốc kháng sinh điều trị bệnh đường hô hấp thuộc nhóm Beta Lactam. Thuốc thường được chỉ định cho các trường hợp như viêm phổi, nhiễm trùng ảnh hưởng vùng hầu họng, nhiễm trùng liên cầu khẩn,...
Để điều trị các bệnh lý nhiễm khuẩn đường hô hấp bằng penicillin V, người bệnh cần chú ý:
Azithromycin là một loại kháng sinh nhóm Marcroid. Đây là một loại thuốc thường được dùng để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp do vi khuẩn. Chính vì thế nên thuốc sẽ không mang lại tác dụng đối với những trường hợp mắc bệnh đường hô hấp do virus. Tùy vào tình trạng bệnh và sức khỏe của mỗi bệnh nhân, bác sĩ sẽ hướng dẫn liều lượng và thời gian sử dụng phù hợp.
Người mắc phải bệnh lý nhiễm khuẩn đường hô hấp khi sử dụng azithromycin điều trị cần chú ý một số điểm sau:
Xem thêm: Kháng sinh Azicine 250mg - cốm thuốc màu trắng chứa Azithromycin, vị ngọt, thơm mùi dâu, trị viêm họng, viêm amidan, viêm xoang và các chứng nhiễm khuẩn khác
Amoxicillin là một loại kháng sinh đường uống, thuộc nhóm Penicillin. Thuốc hoạt động theo cơ chế ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn gây bệnh. Loại thuốc này chỉ mang lại hiệu quả điều trị đối với những đối tượng mắc bệnh đường hô hấp do nhiễm khuẩn. Bên cạnh đó, amoxicillin còn được phối hợp cùng với một số loại kháng sinh khác trong điều trị các bệnh lý liên quan đến dạ dày.
Tùy vào tình trạng sức khỏe, cơ địa của người bệnh và mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định liều dùng cũng như thời gian sử dụng thuốc phù hợp. Đồng thời, để giảm thiểu những rủi ro trong quá trình sử dụng kháng sinh, người bệnh cần sử dụng amoxicillin theo đúng những chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.
Trong quá trình điều trị bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp bằng thuốc kháng sin amoxicillin, người bệnh cần chú ý một số vấn đề sau:
Thuốc kháng sinh Cledomox 1000Mg Medopharm là một trong những loại kháng sinh amoxicillin có tác dụng hiệu quả trong điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp. Thuốc có thành phần chính là amoxicillin và acid clavulanat. Hiện nay, bạn có thể tìm mua sản phẩm chính hãng tại hệ thống nhà thuốc Long Châu trên toàn quốc.
>> Tìm hiểu thêm về thuốc Klamentin 250 và thuốc Klamentin 500/125 với thành phần chính là Amoxicillin, Clavulanic acid, giúp điều trị bệnh đường tiết niệu sinh dục và nhiễm khuẩn đường hô hấp trên.
Trên đây là một số loại kháng sinh thường được sử dụng trong điều trị các tình trạng nhiễm khuẩn đường hô hấp. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bản thân và gia đình, bạn nên áp dụng một số biện pháp phòng ngừa bệnh hô hấp hiệu quả, nhất là trong khoảng thời gian thời tiết giao mùa.
Ngọc Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.