Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trong vấn đề điều trị vết thương, bên cạnh việc phục hồi về giải phẫu, đảm bảo chất lượng khâu thì tính thẩm mỹ cũng là yếu tố quan trọng cần được đặt song song với những vấn đề trên. Vậy khâu thẩm mỹ là gì? Khâu vết thương thẩm mỹ có để lại sẹo không? Chúng ta hãy cùng đi tìm đáp án trong bài viết bên dưới nhé!
Với sự phát triển của công nghệ y học hiện đại, khâu thẩm mỹ đang là phương pháp được rất nhiều cơ sở y tế lựa chọn. Vậy khâu thẩm mỹ có để lại sẹo không? Làm thế nào để hạn chế tối đa sự xuất hiện của sẹo xấu sau khâu thẩm mỹ? Hãy cùng Long Châu tìm hiểu những thông tin được chia sẻ dưới đây về những vấn đề liên quan đến khâu thẩm mỹ sẽ giúp bạn tìm được câu trả lời và có phương án trị sẹo khâu thẩm mỹ tốt nhất.
Mục đích chính của khâu vết thương đó là giúp đóng miệng vết thương sát lại với nhau, đẩy nhanh quá trình liền da, đồng thời ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng vết thương hở. Với sự phát triển của y học hiện đại, bên cạnh việc đánh giá và xử lý tình trạng vết thương sớm, đảm bảo an toàn cho người bị thương thì các bác sĩ còn cần chú trọng đến tính thẩm mỹ của vết thương sau khi lành.
Khâu thẩm mỹ là phương pháp được bác sĩ thực hiện đưa mũi khâu vào trong da, sát lớp biểu bì. Chỉ được khâu neo ở một đầu vết mổ bằng một nút thắt chỉ to, các mũi khâu phải được thực hiện một cách tỉ mỉ với loại chỉ và kim khâu đặc biệt.
Loại chỉ được dùng trong khâu thẩm mỹ là chỉ khâu tự tiêu. Sau khi vết thương lành, người bệnh sẽ tiếp tục được điều trị một thời gian nữa để mang lại hiệu quả tốt nhất, người bệnh không cần lo lắng về vấn đề để lại sẹo nữa.
Điểm mấu chốt trong phương pháp khâu thẩm mỹ đó là đánh giá đúng tình trạng của vết thương, điều chỉnh hướng khâu để giảm thiểu sức căng bề mặt, phục hồi lại tình trạng vết thương theo đặc điểm giải phẫu và lựa chọn loại chỉ khâu phù hợp.
Trên thực tế, cho dù là vết khâu thường hay khâu thẩm mỹ thì sẹo là điều không thể tránh khỏi. Ưu điểm của khâu thẩm mỹ đó là độ lớn cũng như kích thước của vết sẹo sẽ rất nhỏ. Điều này giúp cho quá trình chăm sóc vết thương trở nên đơn giản hơn, tốn ít thời gian hơn, tránh được nhiều nguy cơ về nhiễm trùng. Hơn thế nữa, khâu thẩm mỹ không để lại sẹo chân chỉ bởi kỹ thuật khâu này sử dụng chỉ tự tiêu nên mang lại giá trị thẩm mỹ cao.
Bất kỳ vết thương hở nào cũng sẽ để lại sẹo, mức độ sẹo sau khi lành của kỹ thuật khâu thẩm mỹ còn tùy thuộc vào các yếu tối như: Tay nghề khâu của bác sĩ, độ rộng và sâu của vết thương, cơ địa của từng người, quá trình chăm sóc vết thương hậu phẫu thuật, chế độ dinh dưỡng cũng như cách chăm sóc vết thương sau hậu phẫu,…
Ngoài ra, khi vết thương lành, sẹo để lại nhỏ nên thời gian để vết sẹo mờ đi sẽ nhanh hơn. Bởi vì miệng vết thương được đóng kín nên vết thương cũng sẽ lành nhanh hơn. Sau khi khâu xong, mức độ gây đau của vết thương cũng sẽ thấp hơn so với các kiểu khâu khác. Tuy nhiên, bởi kỹ thuật này đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận cao nên thời gian để tiến hành khâu thẩm mỹ sẽ diễn ra lâu hơn so với nhiều phương pháp truyền thống khác.
Trước đây, một số quan điểm cho rằng để có một vết khâu đẹp thì cần phải làm sạch vết thương và thực hiện khâu vết thương sớm trước 6 giờ kể từ thời điểm bị thương. Đối với những vết thương phức tạp, đến muộn thì cần được cắt lọc và khâu thưa hoặc thậm chí là để thoáng. Tuy nhiên thực tế đã cho thấy rằng, những cách xử lý như này đã khiến cho vết thương không được xử lý đúng cách và thường là sẽ để lại sẹo xấu sau khi lành, ảnh hưởng đến sự tự tin của người bệnh, nghiêm trọng hơn có thể ảnh hưởng đến chức năng của nhiều cơ quan xung quanh.
Tóm lại, bất kỳ vết thương nào, kể cả vết thương ở vùng hàm mặt nếu được xử lý đúng cách, đảm bảo tưới máu nuôi dưỡng tốt thì quá trình liền thương sẽ diễn ra rất nhanh. Bên cạnh việc hồi phục vết thương thì vấn đề thẩm mỹ cũng cần được đặc biệt quan tâm.
Sau khi khâu thẩm mỹ, chăm sóc vết mổ là một việc hết sức quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của vết khâu. Để phòng tránh những biến chứng không mong muốn xảy ra, người bệnh cần lưu ý:
Vệ sinh vết khâu, thay bằng và uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt, trong 24 giờ đầu sau khi khâu vết thương, cần tránh để vết thương bị dính ướt.
Trong giai đoạn hồi phục, cơ thể cần nhiều dưỡng chất để hỗ trợ quá trình lành vết thương. Đặc biệt, protein sẽ tham gia trực tiếp vào quá trình tổng hợp và tái tạo những mô, cơ để làm lành vết thương. Chính vì thế, hãy chú ý bổ sung đầy đủ dinh dưỡng thông qua các bữa ăn, chú ý bổ sung các thực phẩm giàu protein như trứng, sữa, các loại hạt họ đậu, thịt, cá, ngũ cốc…
Nên bổ sung thêm acid folic, các loại vitamin như B12, C và các khoáng chất như kẽm, selen bởi chúng tham gia vào quá trình thúc đẩy sự tổng hợp protein thành các nguyên liệu cần thiết cho quá trình hồi phục vết khâu. Một số thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như thịt bò, các loại trái cây họ cam, rau có màu xanh sẫm, các loại hạt họ đậu…
Đối với những vết khâu sạch, cầm máu tốt thì sau khoảng 3 - 6 ngày sẽ có sự kết dính giữa hai mép vết thương. Lúc này, người bệnh có thể bắt đầu dùng kem trị sẹo để cấp ẩm, kháng viêm và bổ sung các chất dinh dưỡng giúp tăng sinh mô cơ làm lành da nhanh chóng.
Thăm khám bác sĩ theo chỉ định để có thể được kiểm tra, xử lý kịp thời những bất thường trong quá trình liền sẹo, đảm bảo vết thương nhanh lành và thẩm mỹ cao.
Ngoài nhưng lưu ý trên, người bệnh cũng cần tránh một số vấn đề có thể gây ảnh hưởng đến sự hồi phục của vết khâu thẩm mỹ.
Không nên hút thuốc lá bởi khói thuốc lá có thể khiến cho cấu trúc hoá học của các nguyên bào sợi di chuyển khó hơn, cả trở sự hồi phục, hàn gắn và dính kết miệng vết thương lại với nhau. Bên cạnh đó, khói thuốc lá còn là nguyên nhân khiến cho vết sẹo lồi lên do sự tụ tập các nguyên bào sợi ở mép vết thương.
Tránh sử dụng các chất kích thích, rượu bia bởi nó có thể kéo dài thời gian để lành vết thương, tăng nguy cơ bị nhiễm trùng vết thương.
Bảo vệ vùng da khâu thẩm mỹ trước tác động của ánh sáng mặt trời để hạn chế sự sản sinh melanin, gây ra sẹo thâm.
Tóm lại, khâu thẩm mỹ vẫn sẽ để lại sẹo nhưng kích thước và độ lớn của sẹo sẽ được giảm thiểu đến mức tối thiểu. Tuỳ thuộc vào độ sâu, vị trí, cách chăm sóc vết khâu, thời điểm sử dụng kem trị sẹo, chế độ ăn uống và nghỉ ngơi mà hình dáng và kích thước của vết sẹo sẽ có sự khác nhau. Hãy chăm sóc vết thương thật tốt, để hạn chế những vấn đề ảnh hưởng đến hình dạng của sẹo sau khi lành.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.