Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Các mũi khâu vết thương cơ bản và cách chăm sóc vết thương sau khi khâu

Ngày 08/04/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Khâu vết thương là thao tác yêu cầu kỹ thuật, độ chính xác và an toàn cực kỳ cao. Đây là bước giúp phục hồi các vết thương rách da, các vết rách dưới da hoặc tổ chức niêm mạc. Việc lựa chọn phương pháp cũng như mũi khâu vết thương phụ thuộc vào nhiều yếu tố và tình trạng vết thương. Mời bạn tìm hiểu những điều cần biết về khâu vết thương cũng như cách chăm sóc vết thương sau khi khâu qua bài viết bên dưới nhé!

Khâu vết thương là thủ thuật hỗ trợ khép hai mép của vết thương lại với nhau. Đây là một trong những công việc hết sức quan trọng, yêu cầu độ chính xác và an toàn cao để đảm bảo sức khỏe của người bị thương. Tùy vào vị trí và tình trạng của vết thương thì sẽ có những loại mũi khâu cơ bản khác nhau. Chính vì thế, cần phải nắm rõ những điều cần biết về khâu vết thương và cách chăm sóc vết thương sau khi khâu để mang lại hiệu quả cao nhất.

Mục đích của việc khâu vết thương

Vết thương là sự mất đi tính liên tục của một phần cơ thể do những tổn thương gây nên. Khâu vết thương là thao tác dùng chỉ phẫu thuật để khép hai mép vết thương lại với nhau. Đây là một trong những bước quan trọng nhất, được sử dụng nhiều trong quá trình đóng lại vết mổ và ít tốn kém.

nhung-dieu-can-biet-ve-khau-vet-thuong 1.jpg
Khâu vết thương là kỹ thuật giúp khép miệng vết thương, hỗ trợ quá trình phục hồi vết thương diễn ra thuận lợi

Mục đích chính của thủ thuật này đó là đóng miệng vết thương bị hở rộng không thể tự hồi phục. Mũi khâu giúp các vết thương sát lại với nhau, thúc đẩy quá trình liền da, giúp các vết thương lành nhanh hơn. Đồng thời, giúp ngăn chặn sự nhiễm trùng cũng như các biến chứng có thể mắc phải do vi khuẩn xâm nhập. Ngoài ra, việc khép miệng vết thương bằng chỉ khâu còn giúp ngăn ngừa việc hình thành sẹo sau khi vết thương lành.

Nguyên tắc khâu vết thương

Trước khi tiến hành khâu vết thương cần đảm bảo rằng vết thương đã được loại bỏ hoàn toàn những dị vật và mô hoại tử bên trong. Đồng thời, cần tiến hành gây tê hoặc gây mê trước, giúp giảm những cơn đau đớn cho người bị thương trong quá trình khâu. 

Trong quá trình khâu, hai bờ mép của da phải được ráp khép kín khớp với nhau, không được chênh da, bị quặp vào trong hay lộn ra ngoài và không được làm quá căng da. Khâu vết thương cần phải đúng theo từng lớp của giải phẫu, chú ý không được để khoảng trống ở bên dưới của đường khâu.

Trước, trong và sau khi khâu cần phải đảm bảo tuyệt đối nguyên tắc vô khuẩn. Đảm bảo đã đóng kín các khoảng chết của vết thương, hỗ trợ sự hồi phục của vết thương, có thể chịu được lực căng tối, hai mép vết thương phải khít nhau, bằng mặt, cầm được máu và ngăn chặn được tình trạng nhiễm trùng.

Các loại khâu vết thương cơ bản

Việc lựa chọn các loại mũi khâu vết thương phụ thuộc vào nhiều yếu tố như hình dạng, vị trí giải phẫu của vết thương, độ dày, độ căng của hai mép và đảm bảo tính thẩm mỹ của vết thương… Dưới đây là một số loại mũi khâu vết thương cơ bản:

Mũi khâu rời

Đây là loại mũi khâu phổ biến, được lựa chọn sử dụng nhiều. Trong thao tác thực hiện, sau mỗi mũi khâu chỉ sẽ được buộc lại và cắt, khoảng cách giữa các mũi khâu là từ 1 - 1,5 cm hoặc có thể sát nhau hơn nếu trong phẫu thuật thẩm mỹ. Mặc dù, việc thực hiện các mũi khâu rời sẽ mất nhiều thời gian hơn nhưng nó lại đảm bảo được sự chắc chắn của mũi khâu. Nếu trong trường hợp có một mũi khâu bị đứt ra thì những mũi còn lại vẫn có đủ khả năng để giữ chắc vết thương.

Khi sử dụng mũi khâu rời cần lưu ý, mũi khâu phải cắn đều ở hai phía của vết thương, kim khâu sẽ đi vào và đi ra bề mặt da ở góc 90 độ. Nếu có xuất hiện tình trạng lực căng hai mép vết thương nhưng không đáng kể thì nên lựa chọn loại mũi khâu rời. Loại khâu vết thương này sẽ sử dụng chỉ không tiêu, không tan và thời điểm cắt chỉ phải phù hợp đảm bảo vết thương đã lành lặn và không cần sự hỗ trợ của chỉ để giữ khép lại.

Mũi khâu liên tục

Sau mỗi mũi khâu đầu tiên ở một bên mép của vết thương, kỹ thuật viên sẽ tiến hành cột chỉ nhưng không cắt và tiếp tục tiến hành các mũi khâu tiếp theo liên tục đến phần mép còn lại của vết mổ. Ở mũi khâu cuối cùng, kỹ thuật viên sẽ cột chỉ lại một lần nữa để kết thúc quá trình khâu vết thương.

nhung-dieu-can-biet-ve-khau-vet-thuong 2.jpg
Thời gian để tiến hành mũi khâu liên tục diễn ra nhanh chóng, lực được phân bố đều dọc theo vết khâu

Ưu điểm của loại mũi khâu này đó là thời gian khâu nhanh chóng, lực ép sẽ được phân bố đều dọc theo đường đi của vết khâu. Nhược điểm là hai mép của da sẽ ít bằng nhau hơn, dễ để lại sẹo xấu hơn so với các loại mũi khâu khác và có nguy cơ bị tuột chỉ cao nếu người thực hiện không có kỹ thuật tốt. Để tiến hành khâu mũi liên tục thì phải đảm bảo vết thương khô, không có xuất huyết hay tụ dịch.

Mũi khâu đệm dọc

Mũi khâu này thường được lựa chọn trong trường hợp có sự căng giữa hai mép vết thương. Khi lựa chọn loại mũi khâu này, hai mép của da sẽ được bằng mặt hơn nhưng nó sẽ tốn nhiều thời gian để thực hiện hơn so với các loại mũi khâu khác.

Mũi khâu đệm ngang

Loại mũi khâu này sẽ thích hợp áp dụng trong trường hợp khó ráp hai mép của vết thương một cách chính xác, cụ thể như trong trường hợp khâu da cho người lớn tuổi, khâu ở vùng da bị nhão hoặc trũng, khâu vết thương ở gan… Mũi khâu đệm ngang sẽ tạo ra được lực hỗ trợ phân bố đều khắp vết thương. Mặc dù vậy, hai mép của vết thương cũng thường không có xu hướng áp sát với nhau.

nhung-dieu-can-biet-ve-khau-vet-thuong 3.jpg
Mũi khâu đệm ngang thường được áp dụng trong trường hợp khó ráp hai mép của vết thương một chính xác

Cách chăm sóc vết thương sau khi khâu

Việc chăm sóc vết thương sau khi khâu là rất quan trọng, giúp vết thương mau lành, loại bỏ những tác nhân gây hại có thể xâm nhập vào cơ thể. Đồng thời hạn chế nguy cơ để lại sẹo xấu sau khi vết thương lành. Dưới đây là cách để chăm sóc vết thương sau khi khâu:

  • Rửa và thay băng cho vết thương đều đặn, thông thường mỗi ngày sẽ cần thay bằng một lần. Tuy nhiên, nếu vết thương bị thấm ướt, ra nhiều dịch hay băng bị dính bẩn, bị trúng nước gây ra ẩm ướt thì nên thay bằng ngay.
  • Người thay băng cần đảm bảo vệ sinh tay sạch sẽ, đeo găng tay y tế, sử dụng gạc vô khuẩn hoặc băng dính sạch.
  • Tẩm ướt băng che vết thương bằng nước muối sinh lý trong khoảng 15 phút để đảm bảo băng gạc đã mềm và tách khỏi vết thương, dễ dàng bóc tách khỏi vết thương.
  • Dùng gạc tẩm ướt bằng nước muối để lau rửa sạch lớp dịch đọng trên bề mặt và vảy của vết thương. Nếu có dịch tụ bên trong vết khâu thì cần nặn sạch.
  • Sát khuẩn lại vết thương bằng dung dịch Povidin, thao tác sát khuẩn theo hình xoắn ốc từ trong ra ngoài, lặp lại thao tác này từ 3 - 5 lần cho đến khi vết thương sạch bụi bẩn.
  • Cuối cùng, băng vết thương lại bằng gạc vô khuẩn và cố định bằng băng dính.
nhung-dieu-can-biet-ve-khau-vet-thuong 4.jpg
Cần chăm sóc, vệ sinh vết thương sau khâu để tránh nhiễm trùng và tụ dịch vết khâu

Trong phần lớn trường hợp, vết thương là nhỏ và tự lành mà không cần điều trị gì. Đôi khi, vết thương lớn và cần phải khâu lại để sớm lành. Điều bạn cần làm là nhanh chóng tới cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ thăm khám và làm thủ thuật. Việc trang bị kiến thức về các mũi khâu vết thương cũng như cách chăm sóc vết thương sau khâu để hỗ trợ việc hồi phục những tổn thương của cơ thể. 

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm